Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào
Thủ tướng đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Sommad Pholsena, qua đó góp phần thúc đẩy triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được đề xuất tại Hiệp định về hợp tác song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời xây dựng kế hoạch hợp tác trong thời gian tới giữa hai Bộ trong lĩnh vực này.
Thủ tướng mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường hai nước rà soát, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ đã được Chính phủ Việt Nam và Lào đã giao theo các biên bản thỏa thuận cấp cao, như hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các công trình, dự án hợp tác với Lào.
Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào chỉ đạo Ủy ban sông Mekong quốc gia Lào tiếp tục phối hợp với Việt Nam trong việc theo dõi, giám sát tác động thực tế của các công trình thủy điện trên dòng sông Mekong, đồng thời giữ gìn môi trường cho dòng sông Mekong bởi đây là dòng sông chung.
Bên cạnh đó Thủ tướng cũng mong muốn Lào cử đầu mối để cùng Việt Nam nghiên cứu và xem xét khả năng tham gia Công ước Bảo vệ và Sử dụng các dòng nước xuyên biên giới và hồ quốc tế.
Trao đổi quan điểm phát triển của Việt Nam về việc tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, Thủ tướng cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Lào trong vấn đề này.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế đối với sự phát triển của đất nước và bày tỏ, hai bên có thể tăng cường trao đổi, hợp tác về lĩnh vực thể chế, một yếu tố quyết định tới sự thành bại của một quốc gia.
Cảm ơn Thủ tướng đã dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Sommad Pholsena đã báo cáo kết quả làm việc giữa hai Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào và Việt Nam; thông báo về kết quả đi khảo sát một số mô hình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Đây là những kinh nghiệm tốt để Lào có thể nghiên cứu áp dụng, giúp phát triển mà không làm tổn hại đến môi trường.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào cũng khẳng định mọi hoạt động xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính của sông Mekong sẽ tuân thủ quy định của Ủy hội sông Mekong quốc tế và pháp luật quốc tế, đồng thời phía Lào sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các quốc gia khác trong việc sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong./.
Đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương thăm và làm việc tại Lào  (24/12/2016)
Thủ tướng: Đấu tranh với tệ nạn ma túy để duy trì giống nòi  (24/12/2016)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp lãnh đạo Đảng Tự do dân chủ Nhật Bản  (23/12/2016)
Xây dựng Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn  (23/12/2016)
Thủ tướng yêu cầu "chống lợi ích nhóm" trong xây dựng pháp luật  (23/12/2016)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Lào  (23/12/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên