Hợp tác quốc tế quản lý tài nguyên nước nước, năng lượng và đất đai khu vực đồng bằng sông Cửu Long
22:35, ngày 14-06-2016
TCCSĐT- Ngày 14-6-2016, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Liên bang Nghiên cứu và Giáo dục Cộng hòa Liên bang Đức (BMBF), Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học “Các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc quản lý tài nguyên nước, năng lượng và đất đai khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.
Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia của Bộ Liên bang Nghiên cứu và Giáo dục Cộng hòa Liên bang Đức, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện Công nghệ Karlsruhe (Đức), các Sở Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh nhấn mạnh: đồng bằng sông Cửu Long, với thế mạnh là sản xuất, chế biến, xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, hàng năm đóng góp khoảng 27% GDP của quốc gia, giữ vai trò bảo đảm an ninh lương thực và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động của nhiều nhân tố, đặc biệt là tác động của tình trạng biến đổi khí hậu - nước biển dâng, đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hội thảo này nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Liên bang Nghiên cứu và Giáo dục Cộng hòa Liên bang Đức, nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp công nghệ, phù hợp cho việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, năng lượng, đất đai của toàn vùng. Đây còn là diễn đàn để các chuyên gia, các cơ quan quản lý trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận, đề xuất các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ về quản lý tài nguyên nước, năng lượng và đất đai, góp phần phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu.
Trình bày tham luận “Hiện trạng tài nguyên nước và năng lượng ở đồng bằng sông Cửu Long”, GS, TS. Franz Nestmann, Học viện Công nghệ Karlsruhe, cảnh báo: Nguồn tài nguyên nước của vùng đang đứng trước nhiều nguy cơ bị suy kiệt về số lượng và chất lượng, có thể dẫn đến những thảm họa do các yếu tố lũ lụt, sụt lún đất do khai thác quá mức tầng nước ngầm ở bán đảo Cà Mau, sóng biển tàn phá các đê chắn sóng, xói lở đất, xâm nhập mặn, do việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông,… Vì thế, muốn bảo vệ và quản lý tốt nguồn tài nguyên nước trong tương lai các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ hiện đại đảm bảo cho sự phát triển hài hòa, bền vững của toàn vùng.
Theo PGS, TS. Trịnh Công Vấn, Viện trưởng Viện đổi mới công nghệ thủy lợi Mekong, một kế hoạch hướng tới quản lý nguồn nước bền vững cần căn cứ vào các sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vốn là thế mạnh của vùng theo hướng hiện đại gắn với liên ngành công nghiệp chế biến. Khi đó, các giải pháp về nguồn nước thích ứng cho sự phát triển này cần có sự phù hợp với vùng ngập sâu, vùng ngập nông, vùng ven biển, vùng bán đảo Cà Mau.
Đề cập đến vấn đề quản lý nguồn nước ngầm, vốn đang bị suy kiện nghiêm trọng những năm gần đây, nhóm nghiên cứu gồm GS, TS. Harro Stolpe, TS. Katrin Bromme - Trường Đại học Bochum, GS, TS. Đoàn Văn Cảnh, Hiệp hội Địa chất thủy văn Việt Nam khuyến nghị một số giải pháp như: Cần kiểm soát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy phép khai thác nước ngầm, tiến tới thu phí sử dụng nước (đặc biệt là với ngành công nghiệp); có các quyết định cấp vùng hoặc cấp tỉnh, thành cho việc sử dụng nước ngầm cho nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp; cấm hoặc giảm khai thác nước ngầm nhỏ lẻ, tập trung khai thác nước ngầm ở các nhà máy nước quy mô nhỏ và vừa; bổ sung nước ngầm bằng nước mưa; điều phối nước đến những vùng khan hiếm nước để tạo sự cân bằng nước ở các địa phương trong vùng.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận các nội dung: Định hướng các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long; Kết quả nghiên cứu của một số dự án tiêu biểu về nguồn tài nguyên của vùng; quản lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước ngầm; Bảo tồn rừng ngập mặn; chiến lượng tổng thể trong quản lý nguồn nước để đối phó với lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; Giải pháp GIS cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long; Năng lượng điện gió Hybric - một cách tiếp cận năng lượng bền vững cho các khu vực phụ cận ở đồng bằng sông Cửu Long; Sử dụng sinh khối rơm rạ như một nguồn năng lượng bổ sung cho khu vực nông thôn;…/.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh nhấn mạnh: đồng bằng sông Cửu Long, với thế mạnh là sản xuất, chế biến, xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, hàng năm đóng góp khoảng 27% GDP của quốc gia, giữ vai trò bảo đảm an ninh lương thực và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động của nhiều nhân tố, đặc biệt là tác động của tình trạng biến đổi khí hậu - nước biển dâng, đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hội thảo này nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Liên bang Nghiên cứu và Giáo dục Cộng hòa Liên bang Đức, nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp công nghệ, phù hợp cho việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, năng lượng, đất đai của toàn vùng. Đây còn là diễn đàn để các chuyên gia, các cơ quan quản lý trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận, đề xuất các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ về quản lý tài nguyên nước, năng lượng và đất đai, góp phần phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu.
Trình bày tham luận “Hiện trạng tài nguyên nước và năng lượng ở đồng bằng sông Cửu Long”, GS, TS. Franz Nestmann, Học viện Công nghệ Karlsruhe, cảnh báo: Nguồn tài nguyên nước của vùng đang đứng trước nhiều nguy cơ bị suy kiệt về số lượng và chất lượng, có thể dẫn đến những thảm họa do các yếu tố lũ lụt, sụt lún đất do khai thác quá mức tầng nước ngầm ở bán đảo Cà Mau, sóng biển tàn phá các đê chắn sóng, xói lở đất, xâm nhập mặn, do việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông,… Vì thế, muốn bảo vệ và quản lý tốt nguồn tài nguyên nước trong tương lai các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ hiện đại đảm bảo cho sự phát triển hài hòa, bền vững của toàn vùng.
Theo PGS, TS. Trịnh Công Vấn, Viện trưởng Viện đổi mới công nghệ thủy lợi Mekong, một kế hoạch hướng tới quản lý nguồn nước bền vững cần căn cứ vào các sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vốn là thế mạnh của vùng theo hướng hiện đại gắn với liên ngành công nghiệp chế biến. Khi đó, các giải pháp về nguồn nước thích ứng cho sự phát triển này cần có sự phù hợp với vùng ngập sâu, vùng ngập nông, vùng ven biển, vùng bán đảo Cà Mau.
Đề cập đến vấn đề quản lý nguồn nước ngầm, vốn đang bị suy kiện nghiêm trọng những năm gần đây, nhóm nghiên cứu gồm GS, TS. Harro Stolpe, TS. Katrin Bromme - Trường Đại học Bochum, GS, TS. Đoàn Văn Cảnh, Hiệp hội Địa chất thủy văn Việt Nam khuyến nghị một số giải pháp như: Cần kiểm soát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy phép khai thác nước ngầm, tiến tới thu phí sử dụng nước (đặc biệt là với ngành công nghiệp); có các quyết định cấp vùng hoặc cấp tỉnh, thành cho việc sử dụng nước ngầm cho nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp; cấm hoặc giảm khai thác nước ngầm nhỏ lẻ, tập trung khai thác nước ngầm ở các nhà máy nước quy mô nhỏ và vừa; bổ sung nước ngầm bằng nước mưa; điều phối nước đến những vùng khan hiếm nước để tạo sự cân bằng nước ở các địa phương trong vùng.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận các nội dung: Định hướng các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long; Kết quả nghiên cứu của một số dự án tiêu biểu về nguồn tài nguyên của vùng; quản lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước ngầm; Bảo tồn rừng ngập mặn; chiến lượng tổng thể trong quản lý nguồn nước để đối phó với lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; Giải pháp GIS cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long; Năng lượng điện gió Hybric - một cách tiếp cận năng lượng bền vững cho các khu vực phụ cận ở đồng bằng sông Cửu Long; Sử dụng sinh khối rơm rạ như một nguồn năng lượng bổ sung cho khu vực nông thôn;…/.
Giải Báo chí quốc gia lần thứ X - năm 2015  (14/06/2016)
Chủ tịch nước gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Champasak  (14/06/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân làm việc tại Na Uy  (14/06/2016)
Báo chí Lào đưa đậm thông tin về chuyến thăm của Chủ tịch nước  (14/06/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên