Mỹ hỗ trợ xây dựng chính sách luật về buôn bán động vật hoang dã
Theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius, trong thời gian tới, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ Việt Nam trong triển khai xây dựng chính sách pháp luật về nạn buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã phù hợp với quy chuẩn thế giới.
Cùng với đó, Chính phủ Hoa Kỳ cũng cam kết hỗ trợ mạnh mẽ quá trình xây dựng liên minh từ Trung ương tới địa phương, các tổ chức quốc tế nhằm giáo dục các thế hệ tương lai về bảo vệ các loài động vật hoang dã.
Phát biểu tại Hội thảo Đánh giá hiệu quả các chiến dịch thay đổi hành vi, nhận thức đối với nạn buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam diễn ra ngày 29-3 tại Hà Nội do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quỹ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực chống buôn bán động vật hoang dã Freeland cùng tổ chức, Đại sứ Ted Osius cho biết buôn bán động vật hoang dã là ngành kinh doanh có giá trị lớn. Điều này đã dẫn đến những hành vi bất hợp pháp, gây đe dọa nhiều loại động vật trên thế giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này, cũng là địa điểm trung chuyển, tiêu thụ nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm. Việt Nam cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để phòng chống lại loại hình tội phạm này.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, đại diện Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã chia sẻ kinh nghiệm của đơn vị sau khi thực hiện Dự án WLC (Dự án tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua cải cách chính sách và thay đổi thực trạng tiêu thụ các loại động vật hoang dã); Chương trình ARREST (châu Á hành động chống nạn buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng). Việt Nam cần tiếp tục huy động sự tham gia liên ngành; khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân; tăng cường thực thi chính sách và pháp luật; nhân rộng những sáng kiến hiệu quả và mô hình thành công.
Đại diện Cơ quan quản lý CITES, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng cho biết trong thời gian tới kế hoạch hành động tiếp theo của đơn vị này là tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng giáo trình đưa vào giảng dạy toàn quốc./.
Phong tặng, truy tặng danh hiệu cho 184 Mẹ Việt Nam anh hùng  (29/03/2016)
Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước  (29/03/2016)
Hoàn thành 100km tuyến đường thanh niên “Thắp sáng đường quê”  (29/03/2016)
Sứ quán Việt Nam tại Thái Lan bảo hộ 38 ngư dân Việt Nam bị bắt  (29/03/2016)
Phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay - Thách thức và vận hội  (29/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay