Chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thông báo kết luận nêu rõ, Hiệp định TPP có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, là kết quả của một quá trình công phu kéo dài 7 năm. Trong suốt quá trình đàm phán Hiệp định TPP, Bộ Chính trị đã nghe báo cáo nhiều lần, Ban Chấp hành Trung ương nghe báo cáo hai lần, và Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết cho phép Chính phủ ký Hiệp định TPP và giao Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn theo quy định của pháp luật, thể hiện sự nhất trí cao của Đảng ta về vấn đề này. Cho đến nay, dù Hiệp định chưa có hiệu lực nhưng đã bắt đầu mang lại những lợi ích thiết thực cho Việt Nam: vị thế của Việt Nam được khẳng định trên trường quốc tế, đầu tư nước ngoài tăng, dự báo tác động tích cực đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Việc sớm phê chuẩn Hiệp định TPP có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định quyết tâm chính trị cao của Việt Nam, thể hiện vai trò thành viên chủ động, tích cực trong TPP; góp phần thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hệ thống pháp luật trong nước để sẵn sàng thực thi hiệu quả các cam kết; đồng thời có đủ thời gian để các doanh nghiệp, người dân và toàn bộ xã hội chuẩn bị, chủ động tham gia khi Hiệp định có hiệu lực. Căn cứ chỉ đạo của Bộ Chính trị, quy định của pháp luật và công tác chuẩn bị của các Bộ, ngành, Chính phủ đặt mục tiêu trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP vào Kỳ họp thứ I, Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 7-2016).
Để kịp trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP theo kế hoạch đặt ra Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện việc rà soát, đánh giá tác động Hiệp định TPP đến hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ trực tiếp chi đạo, tập trung nguồn lực gồm đội ngũ cán bộ pháp chế, cán bộ trực tiếp tham gia đàm phán Hiệp định TPP để hoàn thành nhiệm vụ rà soát, đánh giá trong lĩnh vực mình phụ trách, kiến nghị danh mục và lộ trình cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp trước ngày 10-4 tới.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện Danh mục các Luật, Pháp lệnh, Nghị định cần phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong TPP, kiến nghị lộ trình cụ thể, ưu tiên các văn bản phải ban hành ngay để đảm bảo việc thực thi Hiệp định, trình Chính phủ trước ngày 20-4-2016.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện Tờ trình phê chuẩn Hiệp định TPP theo đúng quy định của Hiến pháp 2013 và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế, trình Chính phủ trước ngày 20-4-2016./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang Nga  (21/03/2016)
Chỉ đạo của Thủ tướng về khu vực cấm hoạt động khoáng sản tại Ninh Thuận  (21/03/2016)
Gần 3.800 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội  (21/03/2016)
Năm 2015 có mức tăng trưởng GDP cao nhất kể từ thời điểm 2008  (21/03/2016)
Việt Nam đồng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc  (21/03/2016)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay