Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đoàn doanh nghiệp Nhật Bản
Chiều 14-10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đang có chuyến thăm Việt Nam và tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Nhật Bản - sự kiện được phối hợp tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư Nhật Bản (JETRO).
Tại buổi tiếp, bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những kết quả đạt được tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Nhật Bản lần này; đồng thời khẳng định sự gắn bó và tin cậy chính trị giữa hai nước thể hiện qua mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng và việc ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng Chín vừa qua.
Chủ tịch nước cũng cảm ơn Chính phủ, Quốc hội, các chính Đảng và nhân dân Nhật Bản đã giúp đỡ Việt Nam trong thời gian qua, khẳng định Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ với Nhật Bản.
Về hợp tác kinh tế, Chủ tịch nước nhận định với sự tin cậy lẫn nhau, đã có rất nhiều tổ chức như: JETRO, JBIC, Keidaren, JAICA và các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam; đồng thời bày tỏ mong muốn Nhật Bản tiếp tục giữ vai trò dẫn đầu trong thương mại, đầu tư và cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Chủ tịch nước nhấn mạnh trong bối cảnh hội nhập, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Chủ tịch nước cũng cho biết phát huy mối quan hệ truyền thống giữa hai quốc gia, trong những năm qua, đã có nhiều tỉnh của Nhật Bản kết nghĩa với các tỉnh của Việt Nam, giúp đào tạo nhân lực cũng như hỗ trợ hiệu quả giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp.
Chủ tịch nước cho rằng người nông dân Việt Nam, với sự cần cù, siêng năng của mình cùng với công nghệ hiện đại của Nhật Bản sẽ góp phần tạo ra những bước đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Nhận định công nghiệp phụ trợ là điểm yếu, sẽ gây nhiều khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập, Chủ tịch nước mong muốn Nhật Bản dành một phần nguồn vốn ODA và khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản mở các trường giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Về phần mình, bà Yuri Sato, Phó Chủ tịch JETRO cảm ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành thời gian tiếp đoàn; đồng thời thông báo với Chủ tịch nước về những nội dung thảo luận tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, trong đó có nội dung về sự tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới doanh nghiệp.
Bà Yuri Sato cho biết số lượng doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đang ngày càng tăng. Hiện số doanh nhân tìm hiểu về kinh doanh tại Việt Nam qua JETRO vào khoảng hơn 12.000 người.
Bên cạnh những lĩnh vực có nhiều tiềm năng hợp tác như phát triển công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp, bà Yuri Sato cũng nêu lên những khó khăn đối với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam như tỷ lệ nội địa hóa còn thấp và do đó phụ thuộc vào các nhà sản xuất khác.
Phó Chủ tịch JETRO cũng cho biết bên cạnh việc quan tâm đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ góp phần giúp Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực./.
Tiếp tục kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng - an ninh  (14/10/2015)
Thủ tướng dự Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ II  (14/10/2015)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI  (14/10/2015)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X: Phát huy mọi nguồn lực để trở thành một trong những tỉnh giàu mạnh trong Vùng  (14/10/2015)
Tỉnh Lai Châu phấn đấu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững  (14/10/2015)
Sứ quán Việt Nam tại New Zealand diễn thuyết về tình hình Biển Đông  (14/10/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên