Quy hoạch văn hóa, thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
22:44, ngày 14-11-2014
Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ phát triển văn hóa theo hướng toàn diện, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; trở thành trung tâm thể thao của khu vực miền Trung và Tây Nguyên và là trung tâm du lịch lớn của cả nước...
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Vùng) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định sẽ phát triển văn hóa theo hướng toàn diện, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng gia đình văn hóa, hòa thuận, hạnh phúc; phát triển sâu rộng thể dục thể thao quần chúng, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành những sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch di sản có thương hiệu, sức cạnh tranh cao.
Thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế: Trung tâm văn hóa, nghệ thuật của khu vực
Trong đó, thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) sẽ được phát triển trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật và gia đình cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia và quốc tế; thành phố Quy Nhơn (Bình Định) trở thành trung tâm văn hóa phía nam của Vùng, có sự liên kết chặt chẽ với khu vực Tây Nguyên.
Đồng thời, sẽ ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới, di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, các di sản văn hóa tiêu biểu đặc trưng của các địa phương và các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số; Đề cử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Nghệ thuật Bài Chòi là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào năm 2015; công nhận từ 2-3 di sản văn hóa tiêu biểu của Vùng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào năm 2030; phấn đấu đến năm 2020, có 90% số hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa...
Phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc thù
Về du lịch, phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, có các sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh cao; phấn đấu đến năm 2030, đón khoảng 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ khoảng 15 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 80 nghìn tỷ đồng; tạo được 140 nghìn việc làm trực tiếp.
Bên cạnh đó, Vùng sẽ tập trung phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc thù như: du lịch di sản văn hóa và du lịch biển đảo, trong đó ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển; Tập trung phát triển 6 khu du lịch quốc gia là: Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên - Huế), Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Phương Mai (Bình Định); 05 điểm du lịch quốc gia là: Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Mỹ Sơn (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Lũy (Quảng Ngãi, Bình Định); 3 đô thị du lịch là: Huế, Đà Nẵng, Hội An; Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm: “Con đường di sản ASEAN”, du lịch caravan theo hành lang Đông - Tây, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số...
Theo đó, 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định sẽ phát triển văn hóa theo hướng toàn diện, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng gia đình văn hóa, hòa thuận, hạnh phúc; phát triển sâu rộng thể dục thể thao quần chúng, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành những sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch di sản có thương hiệu, sức cạnh tranh cao.
Thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế: Trung tâm văn hóa, nghệ thuật của khu vực
Trong đó, thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) sẽ được phát triển trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật và gia đình cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia và quốc tế; thành phố Quy Nhơn (Bình Định) trở thành trung tâm văn hóa phía nam của Vùng, có sự liên kết chặt chẽ với khu vực Tây Nguyên.
Đồng thời, sẽ ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới, di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, các di sản văn hóa tiêu biểu đặc trưng của các địa phương và các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số; Đề cử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Nghệ thuật Bài Chòi là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào năm 2015; công nhận từ 2-3 di sản văn hóa tiêu biểu của Vùng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào năm 2030; phấn đấu đến năm 2020, có 90% số hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa...
Phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc thù
Về du lịch, phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, có các sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh cao; phấn đấu đến năm 2030, đón khoảng 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ khoảng 15 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 80 nghìn tỷ đồng; tạo được 140 nghìn việc làm trực tiếp.
Bên cạnh đó, Vùng sẽ tập trung phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc thù như: du lịch di sản văn hóa và du lịch biển đảo, trong đó ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển; Tập trung phát triển 6 khu du lịch quốc gia là: Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên - Huế), Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Phương Mai (Bình Định); 05 điểm du lịch quốc gia là: Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Mỹ Sơn (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Lũy (Quảng Ngãi, Bình Định); 3 đô thị du lịch là: Huế, Đà Nẵng, Hội An; Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm: “Con đường di sản ASEAN”, du lịch caravan theo hành lang Đông - Tây, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số...
Hội nghị hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sản xuất điện (14/11/2014)
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay