Hội nghị khu vực ASEAN lần thứ 2 dự án APCD/JAIF
16:47, ngày 27-08-2013
TCCSĐT- Ngày 27-8-2013, tại Hà Nội, các đoàn đại biểu ASEAN đã tham dự Hội nghị khu vực lần thứ 2 của Dự án APCD/JAIF. Hội nghị là một phần nội dung trong chương trình thực hiện Dự án của Trung tâm Phát triển châu Á - Thái Bình Dương về Người khuyết tật với sự hỗ trợ của Quỹ Hội nhập Nhật Bản - ASEAN (JAIF).
Tham dự Hội nghị có Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh; Phó Tổng Thư ký ASEAN A-li-ci-a Ba-la; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền; Chủ tịch Ban Quản trị Trung tâm Phát triển Người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương H.E.Dr. Tét-Bun-nác; Thứ trưởng Bộ Phúc lợi xã hội và An ninh con người Thái Lan A-nu-son Crai-oa-nu-son; Bộ trưởng, Tham tán, Phó trưởng Đoàn Ngoại giao Nhật Bản tại ASEAN Ta-ca-cô I-tô; Thứ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào Bay-kham Kha-ti-a… cùng hơn 50 đại biểu đến từ các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam.
Dự án Khu vực của APCD do Tổ chức Hỗ trợ phát triển người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương và Quỹ Hội nhập ASEAN của Nhật Bản thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người khuyết tật nói chung trong khu vực ASEAN thông qua 3 chiến lược: (1) tăng cường quan hệ giữa các nước ASEAN; (2) xây dựng năng lực cho người khuyết tật, đặc biệt những người ở trong hoàn cảnh yếu thế và thiệt thòi; (3) các hoạt động phát triển hòa nhập dựa vào cộng đồng. Đây là những chiến lược này không thể thiếu đối với quá trình lồng ghép vấn đề khuyết tật vào quá trình phát triển, từ đó người khuyết tật được trao thêm quyền năng và được hòa nhập như những thành viên có giá trị của xã hội và được hưởng các quyền con người bình đẳng.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, cho rằng: những hoạt động của dự án là hết sức thiết thực, có ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN nhằm hiện thực hóa những điều đã được các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN cam kết trong Tuyên bố Bali về tăng cường vai trò và sự tham gia của người khuyết tật trong cộng đồng ASEAN, hưởng ứng Thập kỷ người Khuyết tật ASEAN 2011 - 2020 cũng như Tuyên bố cấp Bộ trưởng về thập kỷ người khuyết tật khu vực châu Á, Thái Bình Dương giai đoạn 2013 - 2022 và chiến lược Incheon nhằm “Hiện thực hóa quyền” cho người khuyết tật khu vực châu Á, Thái Bình Dương đã được đưa ra tại Incheon, Hàn Quốc vào tháng 11-2012.
Một trong những rào cản chủ yếu mà người khuyết tật gặp phải trong tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng bao gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam là các rào cản về thể chất và xã hội dẫn tới các cơ hội bị hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng các quyền cơ bản. Theo Tuyên bố Bali về Tăng cường vai trò và sự tham gia của Người khuyết tật trong Cộng đồng ASEAN, Thập kỷ ASEAN về Người khuyết tật, 2011 - 2020 đã được tuyên bố, và Khuôn khổ Chiến lược ASEAN về Phúc lợi xã hội và Phát triển, 2011 - 2015, cần phải có các biện pháp để giải quyết những vấn đề này thông qua các phương pháp tiếp cận chiến lược.
Tính đến năm 2011, tại Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật. Trong những năm tới, tỷ lệ người khuyết tật tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng lên do hậu quả nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh kéo dài, xu hướng tai nạn giao thông, tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường. Nhận thức rằng người khuyết tật là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động tích cực ở cấp quốc gia và cấp khu vực nhằm tăng cường sự tham gia của người khuyết tật và thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ cho người khuyết tật.
Trong 10 năm qua, Việt Nam đã có những thành tựu quan trọng về việc thực hiện quyền của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc thúc đẩy và tăng cường sự tham gia cũng như phúc lợi xã hội cho hàng triệu người khuyết tật. Các chương trình, dự án, phúc lợi xã hội cho người khuyết tật đã được triển khai song chưa đạt hiệu quả cao do nguồn lực hạn chế…
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khu vực nhằm thúc đẩy và hiện thực hóa quyền của người khuyết tật, tăng cường phát triển hòa nhập vào cộng đồng trong nước nói tiêng và trong ASEAN nói chung, góp phần hiệu quả vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, cho khu vực và cho toàn thế giới. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nỗ lực hoạt động để có thể phê chuẩn Công ước Quyền của người Khuyết tật của Liên hợp quốc trong thời gian sớm nhất.
Hội nghị kết thúc vào ngày 28-8-2013./.
Dự án Khu vực của APCD do Tổ chức Hỗ trợ phát triển người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương và Quỹ Hội nhập ASEAN của Nhật Bản thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người khuyết tật nói chung trong khu vực ASEAN thông qua 3 chiến lược: (1) tăng cường quan hệ giữa các nước ASEAN; (2) xây dựng năng lực cho người khuyết tật, đặc biệt những người ở trong hoàn cảnh yếu thế và thiệt thòi; (3) các hoạt động phát triển hòa nhập dựa vào cộng đồng. Đây là những chiến lược này không thể thiếu đối với quá trình lồng ghép vấn đề khuyết tật vào quá trình phát triển, từ đó người khuyết tật được trao thêm quyền năng và được hòa nhập như những thành viên có giá trị của xã hội và được hưởng các quyền con người bình đẳng.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, cho rằng: những hoạt động của dự án là hết sức thiết thực, có ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN nhằm hiện thực hóa những điều đã được các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN cam kết trong Tuyên bố Bali về tăng cường vai trò và sự tham gia của người khuyết tật trong cộng đồng ASEAN, hưởng ứng Thập kỷ người Khuyết tật ASEAN 2011 - 2020 cũng như Tuyên bố cấp Bộ trưởng về thập kỷ người khuyết tật khu vực châu Á, Thái Bình Dương giai đoạn 2013 - 2022 và chiến lược Incheon nhằm “Hiện thực hóa quyền” cho người khuyết tật khu vực châu Á, Thái Bình Dương đã được đưa ra tại Incheon, Hàn Quốc vào tháng 11-2012.
Một trong những rào cản chủ yếu mà người khuyết tật gặp phải trong tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng bao gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam là các rào cản về thể chất và xã hội dẫn tới các cơ hội bị hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng các quyền cơ bản. Theo Tuyên bố Bali về Tăng cường vai trò và sự tham gia của Người khuyết tật trong Cộng đồng ASEAN, Thập kỷ ASEAN về Người khuyết tật, 2011 - 2020 đã được tuyên bố, và Khuôn khổ Chiến lược ASEAN về Phúc lợi xã hội và Phát triển, 2011 - 2015, cần phải có các biện pháp để giải quyết những vấn đề này thông qua các phương pháp tiếp cận chiến lược.
Tính đến năm 2011, tại Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật. Trong những năm tới, tỷ lệ người khuyết tật tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng lên do hậu quả nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh kéo dài, xu hướng tai nạn giao thông, tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường. Nhận thức rằng người khuyết tật là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động tích cực ở cấp quốc gia và cấp khu vực nhằm tăng cường sự tham gia của người khuyết tật và thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ cho người khuyết tật.
Trong 10 năm qua, Việt Nam đã có những thành tựu quan trọng về việc thực hiện quyền của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc thúc đẩy và tăng cường sự tham gia cũng như phúc lợi xã hội cho hàng triệu người khuyết tật. Các chương trình, dự án, phúc lợi xã hội cho người khuyết tật đã được triển khai song chưa đạt hiệu quả cao do nguồn lực hạn chế…
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khu vực nhằm thúc đẩy và hiện thực hóa quyền của người khuyết tật, tăng cường phát triển hòa nhập vào cộng đồng trong nước nói tiêng và trong ASEAN nói chung, góp phần hiệu quả vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, cho khu vực và cho toàn thế giới. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nỗ lực hoạt động để có thể phê chuẩn Công ước Quyền của người Khuyết tật của Liên hợp quốc trong thời gian sớm nhất.
Hội nghị kết thúc vào ngày 28-8-2013./.
Tuyên Quang trên đường đổi mới và phát triển  (27/08/2013)
Tuyên Quang trên đường đổi mới và phát triển  (27/08/2013)
Việt Nam - Ai Cập ký kết thỏa thuận hợp tác văn học  (26/08/2013)
Tổng Bí thư tiếp đoàn thành phố Vientiane của Lào  (26/08/2013)
Thủ tướng muốn Nhật duy trì tài trợ ODA ở mức cao  (26/08/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gặp các bộ trưởng Hàn Quốc  (26/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay