Tạo điều kiện cho người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam
Theo Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật có hiệu lực (1-7-2009) thì phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1-7-2009 – 1-7-2014).
Như vậy, chỉ còn gần 1 năm để người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện thủ tục này.
Cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Nguyễn Hữu Tráng đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến thủ tục này.
- Xin ông cho biết rõ thêm về thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài?
- Cục trưởng Nguyễn Hữu Tráng: Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được quy định trong Luật Quốc tịch 2008. Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tính đến trước ngày 1-7-2009 mà không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam thì trong 5 năm kể từ thời điểm trên, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam; nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1-7-2014.
Quy định đăng ký giữ quốc tịch là chế định mới, quan trọng, với mong muốn làm rõ tình trạng quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quốc tịch và bảo hộ công dân. Do vậy, Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) và các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai thủ tục này.
Cục Lãnh sự đã phổ biến và hướng dẫn thủ tục này cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Thủ tục được đăng tải trên cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự tại địa chỉ www.lanhsuvietnam.gov.vn và trang tin điện tử của các cơ quan đại diện. Các cơ quan đại diện cũng niêm yết thủ tục này tại phòng tiếp dân, tuyên truyền, phổ biến tại các cuộc gặp mặt, tiếp xúc với bà con kiều bào và thông qua các hội đoàn người Việt.
Đối tượng cần phải đăng ký là những người Việt Nam định cư ở nước ngoài từ trước khi Luật Quốc tịch 2008 có hiệu lực (người Việt Nam ra nước ngoài định cư và nhập quốc tịch nước ngoài sau ngày 1-7-2009 không phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam).
Thủ tục đăng ký giữ quốc tịch hết sức đơn giản. Người đề nghị chỉ cần nộp Tờ khai, giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam là được cấp Giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam vẫn được cấp giấy xác nhận này nhưng đương sự cần khai lý lịch làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trong nước tiến hành xác minh quốc tịch và ghi vào sổ đăng ký.
Tuy nhiên, cho tới nay mới có hơn 4.000 người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
- Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến việc mới có rất ít người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch. Ông có lời khuyên gì gửi tới người Việt Nam định cư ở nước ngoài liên quan đến thủ tục đăng ký giữ quốc tịch?
- Cục trưởng Nguyễn Hữu Tráng: Theo Điều 5 và Điều 6 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước; quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ban hành ngày 22-9-2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam trong đó có trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Số lượng người đăng ký giữ quốc tịch còn thấp có thể do người Việt Nam ở nước ngoài chưa thấy việc đăng ký này mang lại lợi ích thiết thực. Giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chỉ có giá trị chứng minh người này đã thực hiện thủ tục đăng ký chứ không khẳng định về quốc tịch Việt Nam của họ. Do vậy, Giấy xác nhận không có giá trị pháp lý làm cơ sở cho việc cấp phát hộ chiếu, giấy thông hành hoặc các giấy tờ khác.
Ngoài ra, một số người Việt Nam định cư ở nước ngoài không muốn thực hiện thủ tục này có thể vì lo ngại ảnh hưởng tới quy chế cư trú của họ ở nước ngoài, hoặc một số người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa hiểu rõ các quy định của việc đăng ký giữ quốc tịch... Đây có thể là một trong các nguyên nhân lý giải việc đăng ký thủ tục giữ quốc tịch trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn chưa cao.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam đề nghị sớm đăng ký với các cơ quan đại diện để được thông tin chi tiết và hướng dẫn hoàn tất thủ tục này, tránh bị mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1-7-2014.
Trong thời gian tới, Cục Lãnh sự và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục thông tin cập nhật, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con liên quan đến đăng ký thủ tục giữ quốc tịch Việt Nam./.
Đưa nội dung Hoàng Sa, Trường Sa vào giảng dạy  (23/08/2013)
Đấu tranh hiệu quả với tội phạm rửa tiền  (23/08/2013)
Kết thúc Hội thao Ngành Kiểm tra Đảng Khu vực miền Trung - Tây Nguyên  (23/08/2013)
Cơ sở khoa học xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam - Phiên bản 2015  (23/08/2013)
Phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (23/08/2013)
Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam  (23/08/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên