Mảng sáng tối trong bức tranh kinh tế toàn cầu
21:57, ngày 04-07-2013
TCCSĐT - Cuộc khủng hoảng nợ công đã bước sang năm thứ ba và tiếp tục gia tăng. Hai quan điểm trái ngược nhau giữa một bên là “thắt lưng buộc bụng”, giảm các khoản chi tiêu với một bên là tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, “kích thích tiêu dùng”, cho đến nay vẫn chưa thể dung hòa, thậm chí còn trở nên gay gắt hơn. Chính vì thế mà trong bức tranh về nền kinh tế toàn cầu, vẫn còn đó những gam màu sáng tối rõ rệt.
Kinh tế châu Âu vẫn ảm đạm
Để tăng trưởng kinh tế, rõ ràng, không thể có “phép nhiệm màu” nào hơn, là tăng cường đầu tư vào sản xuất, từ đó tạo ra nhiều chỗ việc làm với đồng lương xứng đáng, nếu không muốn nói là lương cao, để tăng thu nhập cho người dân, kích thích tiêu dùng. Khi đông đảo người dân đã có thu nhập khá, đương nhiên sức mua sẽ tăng lên và như thế sẽ tác động tích cực trở lại - thúc đẩy phát triển sản xuất. Các nước châu Âu, đặc biệt là nhóm Eurozone, suốt mấy năm gần đây đã chìm sâu trong công nợ nên giờ buộc họ phải tăng cường chính sách tiết kiệm, nghiêm ngặt cắt giảm chi tiêu công, người dân cũng phải dè sẻn, chắt bóp trong tiêu dùng. Điều đó đã và đang kéo mức tăng trưởng kinh tế của khu vực này nói riêng và cả nền kinh tế toàn cầu đi xuống.
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới đã nhiều lần gặp nhau để bàn thảo, thống nhất quan điểm, tìm cách tháo gỡ, đẩy lùi các mối đe dọa, phục hồi phát triển kinh tế thế giới. Trong mấy năm vừa qua, chủ đề này được thường xuyên đề cập tại các Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế, của Hội nghị Thượng đỉnh của các nhóm nước công nghiệp hàng đầu G7, G8, hay nhóm các nước kinh tế lớn nhất thế giới G20, kể cả các cuộc gặp tay đôi, tay ba; các hội nghị chuyên viên mang tính khu vực hay toàn cầu. Những người tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hành Trung ương các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, I-ta-li-a và Ca-na-đa, diễn ra tại Anh, trong hai ngày 10 và 11-5, cũng không thể xa rời vấn đề “nóng nhất thời đại” là vực dậy sự phát triển bền vững của kinh tế toàn cầu. Điều căn bản và cốt lõi nhất hiện nay là từng nước xuất phát từ thực tế của mình điều chỉnh sao cho hợp lý giữa chính sách tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công, mà lâu nay quen gọi là “chính sách khắc khổ”, hay “thắt lưng buộc bụng” với “nới lỏng chính sách tiền tệ”, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, kích thích tiêu dùng.
Trong bối cảnh hiện nay Mỹ và châu Âu bất đồng về quy mô của các biện pháp khắc khổ, trong khi thị trường lại hướng vào “cuộc chiến tiền tệ”, sau khi đồng yên của Nhật Bản giảm giá kỷ lục so với đồng USD, còn Bắc Kinh cũng không muốn tăng giá đồng Nhân dân tệ, bất chấp Oa-sinh-tơn đã nhiều lần đề nghị. Điều mà đông đảo các nhà quản lý tài chính và chuyên gia kinh tế lo ngại nhất là các chính sách cắt giảm chi tiêu và sự phá giá đồng tiền nhằm giành lợi thế cạnh tranh của một số nước đang trở thành hai nguyên nhân chính đe dọa, kìm hãm đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Mặc dù trong quý I năm 2013, ở nhiều khu vực, nhiều nước, hay nhiều ngành sản xuất đã có những dấu hiệu sáng sủa, khôi phục mức tăng trưởng. Nhưng rõ ràng, sự phục hồi kinh tế hiện còn rất mong manh, khi tháng trước, quý trước có thể nhích lên một chút, nhưng tháng sau, quý sau lại “tụt dốc” ngay. Bởi thế, không có gì đáng ngạc nhiên, hồi tháng 3 năm nay, IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng 3,5% trong năm 2013, nhưng đến tháng 4 lại giáng xuống chỉ còn 3,3%.
Hiện đã ở thời khắc giữa năm 2013. Nhìn toàn cảnh châu Âu vẫn chỉ thấy một gam màu xám. “Bóng ma” nợ công vẫn bao trùm châu lục và đe dọa có thể lan sang kinh tế toàn cầu. Khi hết quý I và bước vào quý II năm 2013, nhiều người đã vội vàng cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu “đã qua cơn nguy hiểm”. Nhưng thực chất đến nay, khu vực này vẫn chìm trong tình trạng tăng trưởng âm, suy giảm liên tục nhiều tháng, nhiều quý và tiềm ẩn quá nhiều mối đe dọa. Chính sách khắc phục khủng hoảng nợ công, do các giới lãnh đạo quốc gia vạch ra, cũng như lãnh đạo các tổ chức tài chính ép buộc đã không đem lại hiệu quả như mong đợi, đang ngày càng đẩy người dân vào tình cảnh tù túng, khốn khó, buộc phải chắt bóp chi tiêu. Các nhà máy, các doanh nghiệp không phát triển sản xuất đã dẫn đến nạn thất nghiệp trầm kha. Chính vì vậy, người dân khắp nơi châu Âu sẵn sàng xuống đường tham gia biểu tình phản đối chính sách khắc khổ.
Trong bối cảnh Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bị ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng nợ công, Hy Lạp và Cộng hòa Síp vẫn đang nằm ở tâm bão khi kinh tế tiếp tục suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao. Tại Hy Lạp, tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến xấu, tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến 26,8%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ tăng đến mức kỷ lục chưa từng thấy 56,6%. Mặc dù được các tổ chức tài chính quốc tế là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thê giới (WB) trợ giúp, Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, nhưng nền kinh tế hiện vẫn suy thoái sâu sắc do chính sách “thắt lưng buộc bụng” mà A-ten buộc phải thực hiện theo yêu cầu của các chủ nợ để đổi lấy các gói viện trợ.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả Eurozone trong quý I năm 2013 đã giảm 0,2% so với trước đó, trong khi GDP của cả Liên minh châu Âu (EU) chỉ giảm 0,1% cùng kỳ. Theo dự báo của IMF, Eurozone có thể sẽ đạt tăng trưởng dương trong nửa cuối năm nay; kinh tế toàn cầu sẽ được cải thiện, song lộ trình phục hồi ở các nền kinh tế phát triển vẫn chưa thật chắc chắn.
Kinh tế tại các châu Á, Phi, Mỹ La-tinh đã sáng hơn
Trong khi Khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn phải chật vật đối phó với “vấn nạn” nợ công gia tăng, kinh tế suy thoái, thì tại Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia trên các châu lục Á, Phi, Mỹ La-tinh đã hé lộ “những tia nắng ban mai”, “chân trời hửng sáng”.
Nền kinh tế Mỹ đã bứt lên với mức tăng trưởng GDP trong quí I là 3,5%, quí II cũng không dưới 2%, dự báo cả năm sẽ đạt khoảng 3,2%, và thâm hụt ngân sách trong năm nay sẽ giảm xuống còn 642 tỷ USD, trong khi năm ngoái chỉ số này là 1.100 tỷ USD. Cách đây một năm, “đầu tàu kinh tế” số 1 thế giới - Mỹ - còn chuyển động khá ì ạch, giống như một chiếc xe bò chở nặng “hổn hển leo dốc”, nhưng suốt năm qua giới lãnh đạo nước này đã rút ra được nhiều bài học. Cái dở đã được bỏ đi, cái tốt được vận dụng nhân lên, đặc biệt là đã cân đối thỏa đáng giữa “thắt lưng buộc bụng - tiết kiệm chi tiêu” với các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều chỗ việc làm, kích thích tiêu dùng, nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng cường tín dụng theo hướng bền vững và trước hết nhằm vào các lĩnh vực tồn đọng hàng lớn. Nhờ chính sách khôn khéo đó, thị trường bất động sản, các phương tiện giao thông vận tải và những mặt hàng đắt tiền khác của cường quốc này đã nhộn nhịp trở lại, người dân cũng dễ dàng mở hầu bao hơn.
Thêm vào đó, từ lâu các nhà kinh tế và khoa học - kỹ thuật Mỹ đã nhận ra và hiểu rõ tương lai rộng mở của cuộc “cách mạng khai thác dầu đá phiến”. Đây sẽ trở thành một sự “đột biến” cung cấp năng lượng gây ảnh hưởng đến toàn thế giới, bởi thế Oa-sinh-tơn đã không tiếc tiền đầu tư cho ngành kinh tế này. Chỉ trong vòng 5 năm tới Bắc Mỹ, gồm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Ca-na-đa sẽ làm thay đổi thị trường dầu lửa trên toàn cầu. Hai quốc gia này được dự báo đến năm 2018 sẽ cung cấp 40% nguồn nguyên - nhiên liệu hy-đrô-các-bon cho thị trường toàn cầu. Về lâu dài Bắc Mỹ có thể chiếm tới 50% thị phần, khi đó Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) chỉ còn đóng góp khoảng 30%, phần còn lại dành cho Nga và các nước khác.
Chính trong bối cảnh đó, để hướng tới một tương lai lâu dài, Oa-sinh-tơn càng ý thức sâu sắc phải bằng mọi cách kích thích tăng trưởng kinh tế, kích thích tiêu dùng nhưng cũng không quên bài học dễ dãi “cấp tín dụng dưới chuẩn”. Oa-sinh-tơn đã hiểu rất rõ, trong thời đại ngày nay, các nước, các thị trường đều liên quan lẫn nhau, lệ thuộc vào nhau, khó có thể sống một mình theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”. Thực tế châu Âu hiện nay đã minh chứng, 17 nước trong nhóm Eurozone đắm chìm trong nợ công đang làm cho nền kinh tế - xã hội châu lục chịu hệ lụy và cả thế giới cũng phải lao đao. Chính vì vậy Oa-sinh-tơn đang gây áp lực lên các quốc gia châu Âu, để buộc các nước này hạ mức cắt giảm chi tiêu, giảm bớt chính sách khắc khổ “thắt lưng buộc bụng”, bởi điều đó sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ đối với kinh tế Mỹ, mà còn gây trì trệ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nhật Bản đang ra sức thực hiện Chương trình Cải cách kinh tế của Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) với trọng tâm là điều chỉnh toàn diện các chính sách tiền tệ, tài chính và cơ cấu hệ thống điều hành và quản lý lĩnh vực này. Kinh tế Nhật Bản trong quí I năm nay đã tăng trưởng 3,2%, quí II sẽ không dưới 2,2% và dự báo cả năm sẽ đạt khoảng 2,8 - 3%. Tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Ha-ru-hi-cô Cu-rô-đa (Haruhiko Kuroda), vừa được bổ nhiệm ngày 15-3-2013, ngay lập tức đã cam kết sẽ đảo ngược tình trạng giảm phát kinh niên và ấn định chỉ tiêu lạm phát không quá 2%.
Là quốc gia mà nguồn sống và phát triển chủ yếu trông chờ vào xuất khẩu, tháng 4 vừa qua, thâm hụt thương mại hàng hóa ở Nhật Bản đã tăng khoảng 879,9 tỷ yên (tương đương 8,6 tỷ USD). Đây là tháng thứ 10 liên tiếp, thâm hụt thương mại hàng hóa của Nhật Bản ở mức “báo động đỏ” và cũng là lần đầu tiên trong vòng 25 năm qua, cán cân thương mại nước này bị thâm hụt 10 tháng liên tiếp. Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản. Châu Âu do chính sách khắc khổ, hạn chế tiêu dùng, nên đã giảm mạnh các mặt hàng nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, giá đồng yên lại “quá cao” so với đồng Mỹ kim và Nhân dân tệ, bởi thế hàng hóa Nhật Bản tỏ ra thiếu sức cạnh tranh. Lập trường của ông H. Cu-rô-đa là kiên quyết giảm giá đồng yên, kéo trở về tỷ giá đã tồn tại lâu dài hơn 20 năm trước (trong khoảng 115-120 yên/USD) để giúp hàng hóa của Nhật Bản có sức cạnh tranh hơn.
Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, bao gồm 45 nước và vùng lãnh thổ ở Trung Á, Nam Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 6,6% trong năm nay và 6,7% trong năm tới, so với mức tăng 6,1% của năm 2012. Sở dĩ châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định ở mức cao, trước hết là nhờ nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh và hoạt động thương mại giữa các nước trong khu vực được tăng cường.
Quốc gia vạn đảo In-đô-nê-xi-a, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đã liên tục duy trì được mức tăng trưởng kinh tế 3 năm vừa qua ở mức 6 - 6,2%. Năm 2012, Phi-lip-pin đạt được mức tăng trưởng 6,6%, cao hơn nhiều so với mức 3,9% của năm 2011; Thái Lan cũng giành được mức tăng trường 6,4%; Ma-lai-xi-a đạt 5,6% và Việt Nam đạt 5,5%. Trên cơ sở đó, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): Trong thời gian 2013 - 2017 các nước ASEAN vẫn phát triển ổn định và sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 5,5%/năm./.
Để tăng trưởng kinh tế, rõ ràng, không thể có “phép nhiệm màu” nào hơn, là tăng cường đầu tư vào sản xuất, từ đó tạo ra nhiều chỗ việc làm với đồng lương xứng đáng, nếu không muốn nói là lương cao, để tăng thu nhập cho người dân, kích thích tiêu dùng. Khi đông đảo người dân đã có thu nhập khá, đương nhiên sức mua sẽ tăng lên và như thế sẽ tác động tích cực trở lại - thúc đẩy phát triển sản xuất. Các nước châu Âu, đặc biệt là nhóm Eurozone, suốt mấy năm gần đây đã chìm sâu trong công nợ nên giờ buộc họ phải tăng cường chính sách tiết kiệm, nghiêm ngặt cắt giảm chi tiêu công, người dân cũng phải dè sẻn, chắt bóp trong tiêu dùng. Điều đó đã và đang kéo mức tăng trưởng kinh tế của khu vực này nói riêng và cả nền kinh tế toàn cầu đi xuống.
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới đã nhiều lần gặp nhau để bàn thảo, thống nhất quan điểm, tìm cách tháo gỡ, đẩy lùi các mối đe dọa, phục hồi phát triển kinh tế thế giới. Trong mấy năm vừa qua, chủ đề này được thường xuyên đề cập tại các Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế, của Hội nghị Thượng đỉnh của các nhóm nước công nghiệp hàng đầu G7, G8, hay nhóm các nước kinh tế lớn nhất thế giới G20, kể cả các cuộc gặp tay đôi, tay ba; các hội nghị chuyên viên mang tính khu vực hay toàn cầu. Những người tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hành Trung ương các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, I-ta-li-a và Ca-na-đa, diễn ra tại Anh, trong hai ngày 10 và 11-5, cũng không thể xa rời vấn đề “nóng nhất thời đại” là vực dậy sự phát triển bền vững của kinh tế toàn cầu. Điều căn bản và cốt lõi nhất hiện nay là từng nước xuất phát từ thực tế của mình điều chỉnh sao cho hợp lý giữa chính sách tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu công, mà lâu nay quen gọi là “chính sách khắc khổ”, hay “thắt lưng buộc bụng” với “nới lỏng chính sách tiền tệ”, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, kích thích tiêu dùng.
Trong bối cảnh hiện nay Mỹ và châu Âu bất đồng về quy mô của các biện pháp khắc khổ, trong khi thị trường lại hướng vào “cuộc chiến tiền tệ”, sau khi đồng yên của Nhật Bản giảm giá kỷ lục so với đồng USD, còn Bắc Kinh cũng không muốn tăng giá đồng Nhân dân tệ, bất chấp Oa-sinh-tơn đã nhiều lần đề nghị. Điều mà đông đảo các nhà quản lý tài chính và chuyên gia kinh tế lo ngại nhất là các chính sách cắt giảm chi tiêu và sự phá giá đồng tiền nhằm giành lợi thế cạnh tranh của một số nước đang trở thành hai nguyên nhân chính đe dọa, kìm hãm đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Mặc dù trong quý I năm 2013, ở nhiều khu vực, nhiều nước, hay nhiều ngành sản xuất đã có những dấu hiệu sáng sủa, khôi phục mức tăng trưởng. Nhưng rõ ràng, sự phục hồi kinh tế hiện còn rất mong manh, khi tháng trước, quý trước có thể nhích lên một chút, nhưng tháng sau, quý sau lại “tụt dốc” ngay. Bởi thế, không có gì đáng ngạc nhiên, hồi tháng 3 năm nay, IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng 3,5% trong năm 2013, nhưng đến tháng 4 lại giáng xuống chỉ còn 3,3%.
Hiện đã ở thời khắc giữa năm 2013. Nhìn toàn cảnh châu Âu vẫn chỉ thấy một gam màu xám. “Bóng ma” nợ công vẫn bao trùm châu lục và đe dọa có thể lan sang kinh tế toàn cầu. Khi hết quý I và bước vào quý II năm 2013, nhiều người đã vội vàng cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu “đã qua cơn nguy hiểm”. Nhưng thực chất đến nay, khu vực này vẫn chìm trong tình trạng tăng trưởng âm, suy giảm liên tục nhiều tháng, nhiều quý và tiềm ẩn quá nhiều mối đe dọa. Chính sách khắc phục khủng hoảng nợ công, do các giới lãnh đạo quốc gia vạch ra, cũng như lãnh đạo các tổ chức tài chính ép buộc đã không đem lại hiệu quả như mong đợi, đang ngày càng đẩy người dân vào tình cảnh tù túng, khốn khó, buộc phải chắt bóp chi tiêu. Các nhà máy, các doanh nghiệp không phát triển sản xuất đã dẫn đến nạn thất nghiệp trầm kha. Chính vì vậy, người dân khắp nơi châu Âu sẵn sàng xuống đường tham gia biểu tình phản đối chính sách khắc khổ.
Trong bối cảnh Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bị ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng nợ công, Hy Lạp và Cộng hòa Síp vẫn đang nằm ở tâm bão khi kinh tế tiếp tục suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao. Tại Hy Lạp, tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến xấu, tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến 26,8%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ tăng đến mức kỷ lục chưa từng thấy 56,6%. Mặc dù được các tổ chức tài chính quốc tế là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thê giới (WB) trợ giúp, Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, nhưng nền kinh tế hiện vẫn suy thoái sâu sắc do chính sách “thắt lưng buộc bụng” mà A-ten buộc phải thực hiện theo yêu cầu của các chủ nợ để đổi lấy các gói viện trợ.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả Eurozone trong quý I năm 2013 đã giảm 0,2% so với trước đó, trong khi GDP của cả Liên minh châu Âu (EU) chỉ giảm 0,1% cùng kỳ. Theo dự báo của IMF, Eurozone có thể sẽ đạt tăng trưởng dương trong nửa cuối năm nay; kinh tế toàn cầu sẽ được cải thiện, song lộ trình phục hồi ở các nền kinh tế phát triển vẫn chưa thật chắc chắn.
Kinh tế tại các châu Á, Phi, Mỹ La-tinh đã sáng hơn
Trong khi Khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn phải chật vật đối phó với “vấn nạn” nợ công gia tăng, kinh tế suy thoái, thì tại Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia trên các châu lục Á, Phi, Mỹ La-tinh đã hé lộ “những tia nắng ban mai”, “chân trời hửng sáng”.
Nền kinh tế Mỹ đã bứt lên với mức tăng trưởng GDP trong quí I là 3,5%, quí II cũng không dưới 2%, dự báo cả năm sẽ đạt khoảng 3,2%, và thâm hụt ngân sách trong năm nay sẽ giảm xuống còn 642 tỷ USD, trong khi năm ngoái chỉ số này là 1.100 tỷ USD. Cách đây một năm, “đầu tàu kinh tế” số 1 thế giới - Mỹ - còn chuyển động khá ì ạch, giống như một chiếc xe bò chở nặng “hổn hển leo dốc”, nhưng suốt năm qua giới lãnh đạo nước này đã rút ra được nhiều bài học. Cái dở đã được bỏ đi, cái tốt được vận dụng nhân lên, đặc biệt là đã cân đối thỏa đáng giữa “thắt lưng buộc bụng - tiết kiệm chi tiêu” với các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều chỗ việc làm, kích thích tiêu dùng, nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng cường tín dụng theo hướng bền vững và trước hết nhằm vào các lĩnh vực tồn đọng hàng lớn. Nhờ chính sách khôn khéo đó, thị trường bất động sản, các phương tiện giao thông vận tải và những mặt hàng đắt tiền khác của cường quốc này đã nhộn nhịp trở lại, người dân cũng dễ dàng mở hầu bao hơn.
Thêm vào đó, từ lâu các nhà kinh tế và khoa học - kỹ thuật Mỹ đã nhận ra và hiểu rõ tương lai rộng mở của cuộc “cách mạng khai thác dầu đá phiến”. Đây sẽ trở thành một sự “đột biến” cung cấp năng lượng gây ảnh hưởng đến toàn thế giới, bởi thế Oa-sinh-tơn đã không tiếc tiền đầu tư cho ngành kinh tế này. Chỉ trong vòng 5 năm tới Bắc Mỹ, gồm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Ca-na-đa sẽ làm thay đổi thị trường dầu lửa trên toàn cầu. Hai quốc gia này được dự báo đến năm 2018 sẽ cung cấp 40% nguồn nguyên - nhiên liệu hy-đrô-các-bon cho thị trường toàn cầu. Về lâu dài Bắc Mỹ có thể chiếm tới 50% thị phần, khi đó Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) chỉ còn đóng góp khoảng 30%, phần còn lại dành cho Nga và các nước khác.
Chính trong bối cảnh đó, để hướng tới một tương lai lâu dài, Oa-sinh-tơn càng ý thức sâu sắc phải bằng mọi cách kích thích tăng trưởng kinh tế, kích thích tiêu dùng nhưng cũng không quên bài học dễ dãi “cấp tín dụng dưới chuẩn”. Oa-sinh-tơn đã hiểu rất rõ, trong thời đại ngày nay, các nước, các thị trường đều liên quan lẫn nhau, lệ thuộc vào nhau, khó có thể sống một mình theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”. Thực tế châu Âu hiện nay đã minh chứng, 17 nước trong nhóm Eurozone đắm chìm trong nợ công đang làm cho nền kinh tế - xã hội châu lục chịu hệ lụy và cả thế giới cũng phải lao đao. Chính vì vậy Oa-sinh-tơn đang gây áp lực lên các quốc gia châu Âu, để buộc các nước này hạ mức cắt giảm chi tiêu, giảm bớt chính sách khắc khổ “thắt lưng buộc bụng”, bởi điều đó sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ đối với kinh tế Mỹ, mà còn gây trì trệ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nhật Bản đang ra sức thực hiện Chương trình Cải cách kinh tế của Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) với trọng tâm là điều chỉnh toàn diện các chính sách tiền tệ, tài chính và cơ cấu hệ thống điều hành và quản lý lĩnh vực này. Kinh tế Nhật Bản trong quí I năm nay đã tăng trưởng 3,2%, quí II sẽ không dưới 2,2% và dự báo cả năm sẽ đạt khoảng 2,8 - 3%. Tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Ha-ru-hi-cô Cu-rô-đa (Haruhiko Kuroda), vừa được bổ nhiệm ngày 15-3-2013, ngay lập tức đã cam kết sẽ đảo ngược tình trạng giảm phát kinh niên và ấn định chỉ tiêu lạm phát không quá 2%.
Là quốc gia mà nguồn sống và phát triển chủ yếu trông chờ vào xuất khẩu, tháng 4 vừa qua, thâm hụt thương mại hàng hóa ở Nhật Bản đã tăng khoảng 879,9 tỷ yên (tương đương 8,6 tỷ USD). Đây là tháng thứ 10 liên tiếp, thâm hụt thương mại hàng hóa của Nhật Bản ở mức “báo động đỏ” và cũng là lần đầu tiên trong vòng 25 năm qua, cán cân thương mại nước này bị thâm hụt 10 tháng liên tiếp. Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản. Châu Âu do chính sách khắc khổ, hạn chế tiêu dùng, nên đã giảm mạnh các mặt hàng nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, giá đồng yên lại “quá cao” so với đồng Mỹ kim và Nhân dân tệ, bởi thế hàng hóa Nhật Bản tỏ ra thiếu sức cạnh tranh. Lập trường của ông H. Cu-rô-đa là kiên quyết giảm giá đồng yên, kéo trở về tỷ giá đã tồn tại lâu dài hơn 20 năm trước (trong khoảng 115-120 yên/USD) để giúp hàng hóa của Nhật Bản có sức cạnh tranh hơn.
Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, bao gồm 45 nước và vùng lãnh thổ ở Trung Á, Nam Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 6,6% trong năm nay và 6,7% trong năm tới, so với mức tăng 6,1% của năm 2012. Sở dĩ châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định ở mức cao, trước hết là nhờ nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh và hoạt động thương mại giữa các nước trong khu vực được tăng cường.
Quốc gia vạn đảo In-đô-nê-xi-a, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đã liên tục duy trì được mức tăng trưởng kinh tế 3 năm vừa qua ở mức 6 - 6,2%. Năm 2012, Phi-lip-pin đạt được mức tăng trưởng 6,6%, cao hơn nhiều so với mức 3,9% của năm 2011; Thái Lan cũng giành được mức tăng trường 6,4%; Ma-lai-xi-a đạt 5,6% và Việt Nam đạt 5,5%. Trên cơ sở đó, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): Trong thời gian 2013 - 2017 các nước ASEAN vẫn phát triển ổn định và sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 5,5%/năm./.
Phát triển xanh lam ở Biển Đông và triển vọng đối với Việt Nam  (04/07/2013)
Đồng sàng dị mộng  (04/07/2013)
Đổi điền, dồn thửa: nhìn từ thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa  (04/07/2013)
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 7  (03/07/2013)
Thành lập Lữ đoàn Không quân thuộc Quân chủng Hải quân  (03/07/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên