Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm việc tại Thanh Hóa
Thay mặt Đoàn công tác, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Thanh Hóa đã đạt được. Đồng chí nhấn mạnh: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Thanh Hóa đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, nhờ đó một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt cao hơn bình quân chung của cả nước, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước.
Về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng ghi nhận: Tuy mới 3 năm triển khai nhưng Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp, kinh nghiệm hay có thể nhân rộng ra các địa phương khác. Trong đó, đáng chú ý là việc quán triệt, tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của Chương trình để nâng cao và làm thay đổi nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, từ đó tạo được sự đồng thuận của nhân dân, tạo thành phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh giúp người dân chủ động và tích cực tham gia chương trình.
Tỉnh cũng đã quan tâm và hoàn thành công tác quy hoạch; quan tâm đến vấn đề gắn sản xuất vào quy hoạch theo hướng mỗi xã một sản phẩm; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Ngoài sự hỗ trợ của Trung ương, Thanh Hóa cũng đã chủ động huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng tại các xã. Đặc biệt, tỉnh đã kết hợp triển khai xây dựng nông thôn mới ở tất cả các vùng, miền, xây dựng từ thôn, bản, hoàn thành chỉ tiêu đến đâu chắc đến đó.
Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, quan tâm đến vấn đề giải quyết nợ xấu, thu ngân sách trên địa bàn. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt chăm lo đến đời sống của người dân nghèo... Riêng Chương trình xây dựng nông thôn mới, phải xác định rõ đây là chương trình quan trọng mang tính chiến lược, lâu dài nên không vội vàng, phải thực hiện thường xuyên, kiên trì. Tỉnh phải chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình này; chủ động rà soát lại các quy hoạch, trong đó chú ý các quy hoạch phải bảo đảm được yêu cầu phát triển trong tương lai, nhất là quy hoạch về sản xuất phải gắn với chế biến, tiêu thụ để bảo đảm tính bền vững. Tỉnh cũng cần nhân rộng các cách làm hay, có hiệu quả trong việc huy động nguồn vốn từ nhân dân...
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã ghi nhận và đề nghị các bộ, ngành liên quan lưu ý các ý kiến đề xuất của Thanh Hóa kiến nghị với Chính phủ, như cần quan tâm xúc tiến, bố trí nguồn kinh phí hợp lý để tỉnh sớm triển khai, hoàn thiện các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư cơ sở hạ tầng của Khu kinh tế Nghi Sơn; bố trí tăng mức kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở xã, hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới; xem xét, hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại do giống lúa BC 15 bị lép hạt vụ đông xuân...
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Thanh Hóa ổn định và phát triển. Trong tổng số 9 chỉ tiêu chủ yếu, một số chỉ tiêu đã vượt và xấp xỉ đạt 50% kế hoạch cả năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,8%; giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt trên 3.800 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 12.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; huy động đầu tư phát triển ước đạt trên 22.700 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái...
Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, sau 3 năm, Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực: Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng cao. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân nông thôn. Tỉnh đã hình thành nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh...
Đến nay, Thanh Hóa đã có 100% số xã được phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, có 566 xã đã phê duyệt xong đề án nông thôn mới. Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2010 đến nay đạt trên 10.000 tỷ đồng; trong đó vốn huy động từ nhân dân và cộng đồng đạt trên 2.400 tỷ, chiếm 24,63%.
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn khác, sau 3 năm thực hiện Chương trình, các xã đã đầu tư, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới được trên 4.000km đường giao thông nông thôn; 1.150km kênh mương nội đồng; gần 3.000 phòng học; gần 600 nhà văn hóa thôn; chỉnh trang và xây mới trên 36.000 nhà ở dân cư; hoàn thành và đưa vào sử dụng trên 16.000 công trình cấp nước sinh hoạt và công trình vệ sinh...
Các địa phương đã huy động nhân dân tham gia đóng góp trên 47.000 ngày công lao động, vận động hiến 950ha đất để xây dựng nông thôn mới. Thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều địa phương trong tỉnh đã có cách làm hiệu quả, dân chủ, công khai, minh bạch, trở thành phong trào thi đua huy động nguồn lực cho xây dựng như công tác đổi điền, dồn thửa để tạo quỹ đất công ích tập trung, vận động người dân tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình công cộng.
Đến tháng 6-2013, trên địa bàn tỉnh có 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm Thiệu Trung (Thiệu Hóa), Minh Dân (Triệu Sơn) và Quý Lộc (Yên Định); có 15 xã đạt từ 16-18 tiêu chí; 186 xã đạt từ 10-15 tiêu chí; 290 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và có 79 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân toàn tỉnh đạt 8,16 tiêu chí, tăng 3,42 tiêu chí so với thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình.
Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo, lựa chọn xây dựng và nhân rộng 291 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Toàn tỉnh hiện có 931 hợp tác xã, 583 trang trại. Hiệu quả hoạt động của các mô hình, hợp tác xã đã góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn lên mức 13,5 triệu đồng/người, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 18,02% (tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh là 17,3%)...
Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong quá trình thực hiện, Chương trình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ vào đầu tư của Nhà nước, chưa tích cực tham gia Chương trình nên tiến độ xây dựng nông thôn mới còn chậm. Việc lựa chọn tiêu chí để tổ chức thực hiện ở một số địa phương còn có biểu hiện chạy đua thành tích, nặng về huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng nhiều đến lĩnh vực phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để nâng cao thu nhập cho nông dân. Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình xây dựng nông thôn mới còn thấp, chủ trương xã hội hóa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở cấp xã còn hạn chế.../.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đoàn đại biểu người có công tỉnh Thừa Thiên - Huế  (02/07/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Các trường, viện cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp  (02/07/2013)
Tích hợp cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm  (02/07/2013)
Bầu Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VI  (02/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay