Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh được bầu là Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam nhiệm kỳ IV
Đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch được bầu làm Chủ tịch VOC nhiệm kỳ IV. Tổng Thư ký VOC là ông Trần Văn Mạnh (Chánh văn phòng Ủy ban Olympic nhiệm kỳ III). Đại hội cũng bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các vị trí lãnh đạo nhiệm kỳ IV. 8 Phó Chủ tịch được Đại hội bầu chọn là các gương mặt có kinh nghiệm quản lý và có những đóng góp ở nhiều lĩnh vực cho nền thể thao Việt Nam trong thời gian qua.
Trong nhiệm kỳ mới, VOC sẽ tiếp tục phối hợp chuẩn bị lực lượng vận động viên trọng điểm để tham dự SEA Games 2013, 2015, ASIAD 2014 và Olympic 2016. Ban Chấp hành nhiệm kỳ tới đã đề ra các mục tiêu phấn đấu đạt vị trí 13 ở ASIAD 17 tại Incheon (Hàn Quốc), nằm trong tốp 3 SEA Games 28 tại Singapore và phấn đấu đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic lần thứ 31 tại Rio de Janero (Brazil). Tại Thế vận hội Olympic Mùa đông tại Sochi (Nga) vào năm 2014 dự kiến có vận động viên là Việt kiều tham dự.
Ủy ban Olympic Việt Nam nhiệm kỳ IV cũng sẽ tích cực huy động nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho thể thao nước nhà. VOC tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị về thể thao với các tổ chức thể thao quốc tế, các ủy ban Olympic quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nữa mà VOC nhiệm kỳ IV đặt ra là phấn đấu để Việt Nam giành được quyền đăng cai Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18 vào năm 2019 (ASIAD 18-2019). Cho đến thời điểm này, Chính phủ đã thông qua kế hoạch xin đăng cai của VOC.
Nhiệm kỳ qua, Ủy ban Olympic Việt Nam đã tổ chức và tham gia nhiều sự kiện thể thao lớn ở khu vực, châu lục và thế giới như Thế vận hội Olympic 2008, Thế vận hội Olympic 2012; ASIAD 16, SEA Games 2009 và 2011.
Trong nhiệm kỳ này, VOC đã tổ chức thành công Đại hội thể thao trong nhà châu Á lần thứ 3, vận động đăng cai Đại hội thể thao bãi biển châu Á lần thứ 5 - 2016. Đồng thời, VOC cũng đang tích cực tham gia chiến dịch vận động giành quyền đăng cai Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 diễn ra vào năm 2019.
Cũng trong nhiệm kỳ qua, thể thao Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích ổn định trong tốp thứ 3 của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở châu lục và thế giới, thể thao Việt Nam có dấu hiệu tụt hậu về thành tích so với một số quốc gia trong khu vực. Cụ thể là trong thời gian dài chúng ta không có chương trình mục tiêu, kế hoạch dài hạn cho ASIAD và Olympic... Bên cạnh những ưu điểm đạt được, nhiệm kỳ qua cũng còn những nhược điểm như sự phối hợp giữa VOC với các liên đoàn, hiệp hội còn hạn chế. Xây dựng và triển khai kế hoạch chuẩn bị cho đoàn thể thao Việt Nam còn bị động, thiếu lộ trình cụ thể. Đặc biệt, việc huy động các nguồn lực xã hội, tài trợ còn rất hạn chế…/.
Tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cam-pu-chia  (24/09/2012)
Tàu chiến Nhật Bản thăm Nga  (24/09/2012)
Thủ tướng Ấn Độ bảo vệ quyết định cải cách kinh tế  (22/09/2012)
Malaysia hối Trung Quốc đẩy nhanh thực hiện DOC  (22/09/2012)
Thúc đẩy hợp tác công nghiệp ASEAN - Trung Quốc  (22/09/2012)
Hà Nội yêu cầu quận Ba Đình rà soát dự án "treo"  (22/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên