Liên hợp quốc tăng cường chống nạn buôn người trong du lịch
Ngày 27-4-2012, các cơ quan của Liên hợp quốc và các đối tác khu vực và quốc tế đã thỏa thuận tăng cường phối hợp các nỗ lực chung toàn cầu chống nạn khai thác và buôn người trong du lịch. Tại kỳ họp thứ 21 của Ủy ban Liên hợp quốc về ngăn chặn và trừng phạt tội phạm (CCPCJ), Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) Yury Fedotov và Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) Taleb Rifai đã gửi thông điệp mạnh mẽ trên đến các nước thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức chống tội phạm trên toàn cầu.
Ngày 27-4-2012, các cơ quan của Liên hợp quốc và các đối tác khu vực và quốc tế đã thỏa thuận tăng cường phối hợp các nỗ lực chung toàn cầu chống nạn khai thác và buôn người trong du lịch. Tại kỳ họp thứ 21 của Ủy ban Liên hợp quốc về ngăn chặn và trừng phạt tội phạm (CCPCJ), Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) Yury Fedotov và Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) Taleb Rifai đã gửi thông điệp mạnh mẽ trên đến các nước thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức chống tội phạm trên toàn cầu.
UNODC và UNWTO khẳng định các cơ quan của Liên hợp quốc đã thống nhất lập trường chung kiên quyết chống nạn khai thác và buôn người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động du lịch, đồng thời cam kết loại trừ hoàn toàn tội phạm giả danh dưới hình thức du lịch này.
Liên hợp quốc coi tội buôn người là điều không thể chấp nhận được đối với các quyền và phẩm giá con người và là tội phạm "ghê tởm" nhất của thời đại.
Trong bối cảnh ngành công nghiệp du lịch ngày càng được mở rộng trên toàn cầu và đã trở thành một trong những ngành kinh tế góp phần lớn nhất vào tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các nước, các cơ sở hạ tầng và các hoạt động du lịch ngày càng bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để khai thác và buôn người, đặc biệt là cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em.
Các nạn nhân của tội phạm buôn người đa số trở thành các nô lệ trong ngành công nghiệp tình dục, bị cưỡng bức lao động như nô lệ trong các nhà hàng, quán bar của ngành du lịch. Các bộ phận của cơ thể nạn nhân còn bị rao bán để cung cấp cho nhu cầu cấy ghép nội tạng người.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng du lịch có thể tạo ra các thị trường thu lợi nhuận cao của các tổ chức tội phạm từ các hoạt động buôn người.
Bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh ngành công nghiệp không khói cần phải đóng vai trò chủ chốt trong các nỗ lực ngăn chặn tội phạm buôn người gắn với các hoạt động du lịch.
Hiện nay, các bộ luật về hành xử của các công ty du lịch đã được phát triển trên cơ sở Luật đạo đức du lịch toàn cầu được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2001. Theo đó, các luật quốc tế này cho phép truy tố ngay tại quê hương những khách du lịch phạm tội tình dục với trẻ em khi đi du lịch ở nước ngoài.
Theo Liên hợp quốc, những nỗ lực theo hướng này cần được mở rộng và tăng cường hơn nữa./
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra tình hình bệnh Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại Quảng Ngãi (28/04/2012)
Chương trình “Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn” (28/04/2012)
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam