Công bố báo cáo cạnh tranh công nghiệp năm 2011
Hơn nữa, tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng sản xuất chế tạo của Việt Nam trong những thập kỷ gần đây là vô cùng ấn tượng, thậm chí còn làm lu mờ sự tăng trưởng của Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2009.
Đáng chú ý là sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất chế tạo giá trị gia tăng (MVA) tại Việt Nam tăng từ 5,8 tỷ USD trong năm 2000 lên 15,4 tỷ USD vào năm 2009 nhờ mối liên kết mạnh mẽ giữa công nghiệp hóa và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ những hạn chế, nhất là mô hình thương mại của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu và công nghệ nội địa còn hạn chế.
Theo ông Wilfried Luekenhorst, Giám đốc điều hành của UNIDO, năng lực cạnh tranh công nghiệp không nên hoàn toàn phụ thuộc vào trữ lượng tài nguyên quốc gia và lĩnh vực chế tạo với công nghệ thấp bởi điều này dễ tạo ra những tổn thương trong cạnh tranh (đặc biệt là với Trung Quốc).
Tín hiệu tốt cho Việt Nam đó là các hoạt động xuất khẩu chiếm lĩnh trong lĩnh vực này cần dựa vào những sản phẩm từ nguồn tài nguyên tái tạo. Ở cấp độ nhóm sản phẩm, việc cơ khí hóa quá trình canh tác, kết hợp với tăng trưởng xuất khẩu là mô hình thích hợp nhất cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
Chuyên gia này cũng cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn phải là nền tảng phát triển lĩnh vực sản xuất chế tạo với công nghệ cao ở Việt Nam, vì cách này sẽ đem lại những cơ hội liên kết với các chuỗi giá trị và giúp nắm bắt được những lợi ích công nghệ lan tỏa.
Đặc biệt, cần coi công nghiệp hóa là cốt lõi trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều này phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm và lịch sử cho thấy rằng một nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng cần có ngành công nghiệp mạnh mẽ. Thúc đẩy lĩnh vực sản xuất chế tạo càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thêm của cải và việc làm trong tương lai.
Báo cáo cạnh tranh công nghiệp Việt Nam 2011 cũng đưa ra những khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam, trong đó tập trung vào năm lĩnh vực then chốt mà Việt Nam cần triển khai gồm: tái hoạch định các chính sách và chiến lược công nghiệp; đa dạng hóa các ngành công nghiệp với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; phát triển nguồn nhân lực cho khu vực công nghiệp chế tạo; phát triển công nghệ và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chất lương cho hoạt động sản xuất...
Ngoài ra, việc thay đổi cơ cấu theo hướng phát triển các lĩnh vực thâm dụng công nghệ mang tính chiến lược có thể đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và cung cấp nền tảng cần thiết cho tăng trưởng bền vững.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cũng khẳng định, báo cáo cạnh tranh công nghiệp 2011 đã nêu bật được hai vấn đề lớn mà các nhà hoạch định chính sách rất quan tâm, đó là sự đánh giá vai trò của tự do hóa thương mại trong những năm gần đây đối với việc tái cấu trúc cơ cấu kinh tế và sự cần thiết của việc tái hoạch định các chính sách, chiến lược công nghiệp có tính ưu tiên quốc gia.
Đây sẽ là một tài liệu hữu ích, có thể hỗ trợ các nhà quản lý hoạch định các chính sách công nghiệp và thương mại có khả năng đáp ứng các yêu cầu thực tế trong giai đoạn mới của tiến trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
Báo cáo cạnh tranh công nghiệp 2011 là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Công Thương và UNIDO trong khuôn khổ chương trình "Xây dựng năng lực quốc gia trong chẩn đoán công nghiệp vâ phân tích cạnh tranh thương mại."
Báo cáo được xây dựng trong hai năm, từ 2009-2011, với mục đích nhằm tăng cường năng lực quốc gia để theo dõi và phân tích xu hướng kinh tế ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, đặc biệt tập trung vào nội dung khả năng cạnh tranh thương mại và công nghiệp của Việt Nam./.
Việt Trì sẽ là thành phố Lễ hội về với cội nguồn  (13/12/2011)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 4  (13/12/2011)
Kiên Giang tập trung khai thác, phát triển du lịch biển, đảo  (13/12/2011)
Một số vấn đề về an ninh năng lượng khu vực đông Bắc Á  (13/12/2011)
Đổi mới dạy nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực kỹ thuật  (13/12/2011)
Lựa chọn mô hình phát triển trong điều kiện hiện nay  (13/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên