Sức ép giảm giá hàng hoá trên diện rộng
Tổng hợp dự báo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, sức ép giảm giá nhiều loại mặt hàng sẽ kéo dài từ nay đến hết năm, dù sắp tới nhu cầu thị trường tăng do vào dịp lễ, tết.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên giá nguyên vật liệu và hàng hóa trên thị trường giảm, vì vậy giá các loại vật tư và hàng hóa trong nước cũng giảm theo.
Trong các mặt hàng, sức ép giảm giá gạo tiếp tục gia tăng. Trên thị trường giao dịch châu Á, mặc dù giá chào bán vẫn duy trì ở mức gần 500USD/tấn gạo 5% tấm của Việt Nam và gần 600 USD/tấn gạo 5% tấm của Thái Lan, nhưng giá giao dịch thực tế lại thấp hơn khá nhiều so với mức giá chào bán trên.
Cụ thể, giá giao dịch gạo 5% tấm của Việt Nam trong tuần qua đã giảm còn 450 USD/tấn FOB. Như vậy, so với mức đỉnh đạt được từ mấy tháng trước, hiện nay giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã giảm chỉ còn 1 nửa, nhưng so với đầu năm 2007, mức giá này vẫn cao hơn tới 60%. Với diễn biến hiện nay của kinh tế thế giới, thị trường hàng hoá thế giới và với cung - cầu lương thực nói chung và gạo nói riêng, Bộ Công Thương dự báo giá gạo có thể sẽ còn giảm về ngưỡng 400USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu giảm kéo giá thóc, gạo trong nước giảm theo. Giá lúa hè thu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện khoảng 3.800-4.000 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 khoảng 6.200-6.700đồng/kg, gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 5.700-6.200 đồng/kg; gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì khoảng 7.200-7.500 đồng/kg.
Trong khi đó, giá cà phê “tuột dốc” chưa có dấu hiệu dừng. Tại Đắk Lắk, giá thu mua cà phê nhân của các doanh nghiệp chỉ còn 24.000 đồng/kg, giảm tới 18.000 đồng/kg so với quý I/2008. Theo tính toán, chi phí đầu tư cho cà phê thấp nhất cũng trên 25 triệu đồng/ha; với mức giá thu mua như hiện nay thì người trồng cà phê bị lỗ nặng. Hiện một số doanh nghiệp, đại lý thu mua cà phê xuất khẩu trong tỉnh đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì còn lượng hàng tồn kho quá lớn, thu mua từ niên vụ trước với giá cao.
Theo dự báo, tỉnh Đắk Lắk sẽ được mùa cà phê niên vụ 2008-2009 với sản lượng ước đạt trên 400.000 tấn, cao hơn so với niên vụ trước trên 50.000 tấn. Như vậy, người trồng cà phê ở Đắk Lắk dự tính bị mất trắng khoảng 6.500 tỉ đồng.
Một điều đáng chú ý là trùng với thời điểm giá phân bón trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón ở nhiều địa phương cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Vì thế, đang có hiện tượng ứ đọng phân bón ở nhiều doanh nghiệp./.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm thành phố Xanh Pê-téc-bua  (29/10/2008)
Thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế  (29/10/2008)
Xuất khẩu nông, thủy sản có dấu hiệu suy giảm  (29/10/2008)
Phá âm mưu ám sát ứng viên Tổng thống B.Ô-ba-ma  (29/10/2008)
Bầu cử Mỹ: G.Mắc-kên thu hẹp khoảng cách với B.Ô-ba-ma  (29/10/2008)
Chân trời mới trong quan hệ kinh tế Việt - Nga  (29/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay