Công bố Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2008
Ngày 18-12-2008, tại Hà Nội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tổ chức Văn hoá thế giới (UNESCO) đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo tình trạng dân số thế giới 2008. Bà H'Ngăm Niê Đăm, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ông Ian Howie, Trưởng đại diện UNFPA; bà Vibeke Jensen, đại diện UNESCO; bà Lâm Phương Thanh, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tới dự.
Hằng năm, kể từ năm 1978, UNFPA xuất bản Báo cáo tình trạng dân số thế giới và công bố Báo cáo này tại 110 quốc gia. Mỗi năm, Báo cáo tập trung vào một chủ đề khác nhau, và chủ đề của năm nay là: Tiến tới nền tảng chung “Văn hoá, giới và quyền con người”, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến quyền của phụ nữ trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, với ý nghĩa quyền sức khoẻ sinh sản là cần thiết đối với hạnh phúc của phụ nữ, hạnh phúc của gia đình, của cộng đồng và của toàn xã hội. Báo cáo cũng đi kèm với phụ san dành cho thanh niên với chủ đề “Thanh niên và vấn đề văn hoá”, trong đó nhấn mạnh: “Hãy hướng tới thanh niên để thay đổi văn hoá. Các chương trình phát triển nên hỗ trợ thanh niên để họ có thể phát triển hết tiềm năng của mình”.
Báo cáo tình hình dân số thế giới năm 2008 của UNFPA đề cập đến một số vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, văn hoá luôn đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển, là một phần quan trọng trong cuộc sống của nhân loại, vì vậy văn hoá cần phải được lồng ghép vào quá trình lập kế hoạch và xây dựng chính sách phát triển. Báo cáo kêu gọi cách tiếp cận nhạy cảm văn hoá - sự am hiểu và kiến thức văn hoá địa phương chính là nền tảng cho đối thoại chính sách nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực. Theo đó, việc đưa ra những nhận định quá khái quát về văn hoá thường rất dễ dẫn đến sai lầm, đặc biệt nguy hiểm là đem các chuẩn mực và giá trị của một nền văn hoá này ra làm tiêu chí để đánh giá một nền văn hoá khác.
Thứ hai, chỉ bằng việc tiếp cận trực diện những thực tế văn hoá, chúng ta mới có thể thúc đẩy việc thực hiện quyền con người. Thực hiện quyền con người là nhằm bảo vệ cả các cộng đồng và các cá nhân. Mỗi cá nhân cũng như mỗi nhóm văn hoá hiểu về quyền con người theo những cách riêng và cổ vũ việc thực hiện quyền con người theo những cách phù hợp với môi trường văn hoá của mình. Việc phát triển cũng như thực hiện quyền con người được đến đâu, điều đó phụ thuộc vào việc chúng ta tiếp cận văn hoá có nghiêm túc hay không và với thái độ tôn trọng như thế nào.
Thứ ba, bất bình đẳng giới vẫn là một thách thức lớn ở nhiều nền văn hoá. Theo số liệu, phụ nữ và trẻ em gái chiếm 3/5 trong số 1 tỉ người nghèo nhất thế giới; và 70% trong số 130 triệu trẻ em thất học là các bé gái. Một số tập tục truyền thống văn hoá có thể vô tình tiếp tay cho bạo lực giới. Báo cáo đề xuất cách tiếp cận giải quyết những vấn đề bạo lực gia đình bằng việc lồng ghép nhạy cảm văn hoá vào các nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền và bình đẳng giới. Cách tiếp cận này khuyến khích những thay đổi nội tại, đồng thời vẫn tôn trọng chủ quyền dân tộc và toàn vẹn văn hoá. UNFPA phối hợp không chỉ với các chính phủ mà còn cả với những tổ chức và cá nhân ở từng địa phương và coi họ như những tác nhân mang lại sự thay đổi.
Thứ tư, cần đưa cách tiếp cận nhạy cảm văn hoá đến được với tất cả các cộng đồng, bao gồm cả những người bị gạt ra ngoài lề của xã hội. Quá trình này không chỉ không thể diễn ra dễ dàng trong một sớm một chiều, mà thực tế là các chính sách phát triển thường xuyên không đến được với những cộng đồng nghèo hay những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Đặc biệt, phụ nữ nghèo thường trở thành nạn nhân của những hủ tục văn hoá: có nguy cơ tử vong sản phụ, đau ốm và chấn thương rất cao. Rõ ràng, những điều cấm kỵ trong mỗi nền văn hoá, chứ không phải đói nghèo, là yếu tố đã ngăn cản phụ nữ tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Thứ năm, di cư mang đến cho các vùng, miền, các quốc gia cả những mặt tốt và mặt tiêu cực. Di cư trong nước mang đến cả những nguy cơ và cơ hội; và đối với người nghèo, bao giờ nguy cơ cũng nhiều hơn cơ hội. Nạn buôn người - mặt trái của di cư, gây ra những tác hại to lớn đối với các cộng đồng và các cá nhân có liên quan.
Báo cáo kết luận rằng, những ảnh hưởng của những biến động về kinh tế và xã hội cứ tích tụ lại ngày một lớn và khiến cho các nền văn hoá phải thay đổi để thích nghi.
Cuối cùng, Báo cáo khẳng định, những vấn đề nêu trên là rất phức tạp, đòi hỏi phải được phân tích cẩn thận, được thảo luận cởi mở bằng những cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội; đồng thời, phải tăng cường hợp tác và liên kết trong việc giải các vấn đề này.
Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2008 đã được công bố trên toàn cầu vào ngày 12-11-2008. Tiếp nối sự kiện này, Báo cáo đã và đang được công bố tại nhiều quốc gia khác nhau. Việc công bố kết quả của Báo cáo tới Chính phủ và các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam là nhằm cùng nhau nhìn nhận những thách thức văn hoá vẫn đang tồn tại ở Việt Nam cản trở tới công tác phát triển và chia sẻ những giải pháp để vượt qua những thách thức văn hoá đó./.
Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người  (19/12/2008)
Những dấu hiệu cần suy ngẫm trong cho vay tiêu dùng ở khối ngân hàng thương mại hiện nay  (19/12/2008)
Những dấu hiệu cần suy ngẫm trong cho vay tiêu dùng ở khối ngân hàng thương mại hiện nay  (19/12/2008)
“Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh và bền vững”  (18/12/2008)
Thế và lực mới của EU  (18/12/2008)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam