Những dấu hiệu cần suy ngẫm trong cho vay tiêu dùng ở khối ngân hàng thương mại hiện nay
Từ ngày 5-12, lãi suất cơ bản sẽ giảm từ 11% xuống 10%/năm. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm từ 12% xuống 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 10% xuống 9%/năm, và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam giảm từ 10% xuống 9%/năm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay hơn nữa, đồng thời các tổ chức tín dụng được phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với những dự án kinh doanh có hiệu quả cao.
Từ động tác đón đầu…
Dù đến ngày 5-12 lãi suất cơ bản mới giảm xuống còn 10%/năm, và lãi suất cho vay tối đa chỉ còn 15%/năm, nhưng từ ngày 1-12-2008, hàng loạt ngân hàng thương mại đã giảm mạnh lãi suất cho vay lẫn huy động vốn. Ngày 1-12, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mạnh tay giảm thêm 1,6% lãi suất cho vay VND, đưa lãi suất vay vốn ngắn hạn cao nhất về mức 13%/năm. Đặc biệt, mức lãi suất thấp nhất - 11,4%/năm, đã được áp dụng cho các đối tượng vay vốn kinh doanh các mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, trực tiếp sản xuất sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế, các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ, và các khoản vay tài trợ xuất khẩu, thu mua lúa gạo. Lãi suất cho vay trung, dài hạn bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau cộng phí tối thiểu là 3%/năm. “Đáy” lãi suất cho vay 11,4%/năm của BIDV chỉ tồn tại đúng một ngày. Ngày 2-12 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã giảm mạnh lãi suất cho vay ưu đãi bằng VND từ mức 12%/năm xuống còn 11%/năm. Một lãnh đạo của Vietcombank cho biết, đợt điều chỉnh giảm lãi suất lần này, Vietcombank hướng tới mục tiêu tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.
Bám sát mức giảm của hai ngân hàng trên, LienVietBank hạ lãi suất xuống 13%/năm, giảm 1,5% so với đợt điều chỉnh trước, đối với các khách hàng có nguồn tiền gửi thường xuyên tại ngân hàng này (khách hàng doanh nghiệp có số dư bình quân trên 10 tỉ VND với thời hạn bình quân từ 1 tháng trở lên trong thời gian qua); khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy - hải sản, thu mua, chế biến xuất khẩu lương thực; khách hàng doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay phát triển làng nghề…Ngân hàng An Bình (ABBank) tiếp tục “xuống tay” từ 2% đến 2,5% so với mức lãi suất cũ, kéo lãi suất đầu ra khoảng từ 14% đến 14,75%. Đối với khách hàng thuộc đối tượng ưu đãi, lãi suất cho vay là 13,75%/năm. Trước đó vài ngày, Ngân hàng Xuất, nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đã hạ lãi suất cho vay còn 14,4%/năm... Hiện nhiều ngân hàng khác cũng đã có kế hoạch giảm thêm lãi suất.
… Đến vay tiền được khuyến mãi!
Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB) cũng dành khoảng 2000 tỉ đồng cho vay tiêu dùng, mua và sửa chữa nhà ở và có thể tăng thêm nếu có nhu cầu. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đang phối hợp với Công ty Ô tô Trường Hải cho vay mua ô tô trả góp. Các chi nhánh, phòng giao dịch của Sacombank cũng phối hợp với các siêu thị địa phương để cho vay tiêu dùng. Ngân hàngKỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cho vay thế chấp có trọng tâm. Trong đó, chương trình “Gia đình trẻ” có hạn mức cho vay tối đa đến 1,5 tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu trọn gói của cá nhân và gia đình về nhà ở, trang bị đồ dùng gia đình, ô tô và các sản phẩm dịch vụ về thẻ. Đến nay, cho vay cá nhân đóng góp khoảng 35% tổng dư nợ cho vay của Techcombank. Ngân hàng Thương mại Phương Đông cũng “làm mới” chương trình tín dụng cho vay mua ô tô, bất động sản.
Và mối lo tăng cung tiền
Trước sự “thoải mái” trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số ngân hàng thương mại, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần giảm giá sản phẩm để kích thích sức mua thay vì đẩy mạnh cho vay. Theo các chuyên gia, thực chất của vấn đề nới rộng cho vay của các ngân hàng thương mại nhằm mục đích tăng trưởng tín dụng, nhưng bản chất của sự việc là bơm tiền thẳng vào lưu thông. Điều này, về lâu dài có nguy cơ sinh ra lạm phát. Hiện nay, người dân thắt chặt chi tiêu không phải vì không có tiền mà còn nhiều lý do khác. Chẳng hạn, giá cả quá cao, triển vọng ảm đạm về thu nhập trong năm 2009, do kinh tế thế giới tiếp tục đà suy thoái…
Tính toán của các chuyên gia trong 2 năm liên tiếp (2007-2008) cho thấy, khối lượng tiền và vốn tín dụng đã ở mức gấp 2 lần năm 2006, thời kỳ chưa nổ ra lạm phát. Đây là tỷ lệ không nhỏ trong nền kinh tế, trong khi chúng ta chưa kiểm soát được những rủi ro do sự tác động từ bên ngoài. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề kích thích tiêu dùng chủ yếu là đưa giá cả giảm xuống. Bởi sau lạm phát, mặt bằng giá đang ở mức cao, không phù hợp với thu nhập của người dân. Do vậy, ý kiến của các chuyên gia là cần phải có các biện pháp tín dụng, tài khóa tốt nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí, có điều kiện hạ giá sản phẩm xuống mức phù hợp với thu nhập của người dân để tạo sức cầu lớn.
Việc cho vay tiêu dùng rộng rãi hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại. Trận cuồng phong suy thoái nền kinh tế Mỹ thời gian vừa qua đã chứng minh điều này. Kết thúc vấn đề này, xin dẫn ý kiến của một chuyên gia nghiên cứu về tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh: “Trước mắt, chỉ nên khôi phục tín dụng cho các dự án bất động sản hiệu quả, sắp hoàn thành; chứ không nên tăng tín dụng tiêu dùng. Nếu không kiểm soát tốt, một nguồn vốn vay lớn sẽ được nhà đầu tư cá nhân chuyển sang chứng khoán và bất động sản và khi đó, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng”./.
“Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh và bền vững”  (18/12/2008)
Thế và lực mới của EU  (18/12/2008)
Cần coi nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu  (18/12/2008)
Cần coi nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu  (18/12/2008)
Để đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long  (18/12/2008)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay