Xây dựng đời sống văn hóa ở các khu công nghiệp
Ngày 13-11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý Dự án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân lao động ở các khu công nghiệp đến năm 2015”. Tham gia góp ý cho dự thảo Đề án này gồm đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Lao động và đại diện lãnh đạo Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp của 20 tỉnh, thành phố phía Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Huỳnh Vĩnh Ái nêu rõ, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ công nhân lao động; bảo đảm điều kiện để công nhân lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, tạo cho các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Do đó, việc xây dựng, triển khai Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân lao động ở các khu công nghiệp đến năm 2015” sẽ làm căn cứ để định hướng, hoạch định chính sách cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa công nhân lao động ở các khu công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất.
Tại Hội thảo, đa số ý kiến các đại biểu đều thống nhất: muốn nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần công nhân, trước tiên cần quan tâm đến đời sống vật chất, thu nhập của người lao động; khi đầu tư xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, cần có quy định cụ thể về sân chơi, công viên, thư viện, nhà trẻ... Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình phúc lợi, khu sinh hoạt tập thể cho công nhân, có chính sách miễn giảm thuế để các chủ nhà trọ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho công nhân ở trọ.
Đại diện Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực xoay quanh vấn đề tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ công nhân lao động. Có một thực tế là, hiện nay nhiều doanh nghiệp không muốn xây dựng nhà ở và các công trình văn hóa, xã hội phục vụ công nhân lao động. Chính vì vậy, cần có sự đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho vấn đề này. Có như vậy, mới nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu bức thiết của công nhân lao động hiện nay. Đồng thời, Nhà nước cũng cần xây dựng quy chuẩn để đánh giá, xếp hạng các khu chế xuất, khu công nghiệp; có như vậy mới có cơ sở để buộc doanh nghiệp phải có sự đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cũng như những thiết chế văn hóa phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của công nhân lao động như nhà ở, nơi vui chơi, giải trí, học tập…
Ý kiến từ đại diện các địa phương cũng cho rằng, cần có chế tài thật nghiêm để các doanh nghiệp, đặc biệt là công ty đầu tư hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp kinh phí để chăm lo cho công nhân lao động./.
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam