ADB cho Việt Nam vay 196 triệu USD xây nhà máy điện
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ cho Việt Nam vay 196 triệu USD để xây dựng nhà máy thủy điện Sông Bung 4 ở tỉnh Quảng Nam.
Theo hiệp định vay vốn ký ngày 6-10-2008 ở Hà Nội giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Giàu và Giám đốc Quốc gia ADB A-giu-mi Cô-ni-chi (Ayumi Konishi), dự án thủy điện Sông Bung 4 có tổng vốn đầu tư trên 265,9 triệu USD, trong đó ngoài vốn vay của ADB còn có trên 69,9 triệu USD là vốn đối ứng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Nhà máy có công suất thiết kế 156 MW, được khởi công xây dựng trong năm nay và dự kiến được hoàn thành vào năm 2013.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, dự án không chỉ cung cấp nguồn điện ổn định trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương, mà còn là mô hình kiểu mẫu về phát triển thủy điện kết hợp với bảo vệ môi trường và xã hội bền vững. Cùng với việcxây dựng nhà máy, dự án còn hỗ trợ cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt cho nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sống trong vùng dự án thông qua việc cung cấp khu tái định cư mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục và giao thông.
Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, hiện ADB là tổ chức quốc tế đầu tiên tài trợ cho dự án thủy điện ở Việt Nam. Năm 2007, ngân hàng này đã tài trợ 931 triệu USD cho dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.
Phát biểu tại lễ ký, ông A-giu-mi Cô-ni-chi, Giám đốc Quốc gia ADB bày tỏ tin tưởng dự án thủy điện Sông Bung 4 sẽ mở màn cho những hoạt động hỗ trợ của các nhà đầu tư khác đối với ngành điện của Việt Nam trong tương lai, đồng thời tái khẳng định cam kết của ADB về việc hỗ trợ cho ngành điện Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung./
Hội nghị đầu tiên về các vấn đề chính trị thế giới tại Pháp  (07/10/2008)
Ngày hội giao lưu bản sắc văn hoá các vùng, miền toàn quốc 2008  (06/10/2008)
Tích cực thực hiện khai thác hải sản vụ Bắc năm 2008-2009  (06/10/2008)
Tích cực thực hiện khai thác hải sản vụ Bắc năm 2008-2009  (06/10/2008)
Chung quanh cuộc tranh luận của hai ứng cử viên Phó Tổng thống  (06/10/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên