Nỗ lực ngăn chặn những tác động xấu của khủng hoảng tài chính toàn cầu
Do tác động của cuộc khủng hoảng này, khu vực kinh tế thực sẽ suy giảm vì giảm cầu từ bên ngoài. Luồng vốn giảm do tín dụng giảm, các công ty gặp khó khăn. Tình trạng thất nghiệp gia tăng mạnh mẽ chưa từng thấy. Mạng lưới sản xuất mất đi sự năng động vì mối quan hệ tuyến tính giữa nhóm G3 (Âu, Mỹ, Nhật) với sản lượng của khu vực Đông Á.
Một số giải pháp được đề xuất để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng là: Ưu tiên thực hiện chính sách kích cầu, mở cửa thị trường và chống lại tư tưởng bảo hộ; thiết lập một quỹ cấp vùng nhằm hỗ trợ các nước kém phát triển. Điều chỉnh giảm lãi suất. Thực thi nhiều biện pháp bình ổn thị trường và các biện pháp hỗ trợ cấp vốn cho doanh nghiệp. Cung cấp nhiều thanh khoản để giữ ổn định thị trường. Giữ cân đối, linh hoạt trong phản ứng chính sách để giảm đòn bẩy tài chính quá lớn như hiện nay. Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng trung ương và các chính phủ để trao đổi thông tin và kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ lẫn nhau.
Hai là, khủng hoảng tài chính và phản ứng chính sách của Việt Nam; chiến lược trung và dài hạn của Đông Á. Một số nội dung chủ yếu được phân tích là:
- Bối cảnh kinh tế Việt Nam 2008-2009, từ “ngôi sao mới nổi” sang bất ổn kinh tế vĩ mô và suy giảm kinh tế, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam qua một số kênh: thương mại, đầu tư, thị trường tài chính, diễn biến giá cả, lạm phát, cán cân thanh toán,
- Kinh tế Việt Nam năm 2009 vẫn sẽ còn nhiều khó khăn, vẫn còn những nguy cơ rủi ro, chưa ổn định.
Một số sáng kiến khu vực của ASEAN nhằm phát triển một Liên minh chứng khoán chung vào tháng 2 năm 2009 (và hội nhập toàn bộ thị trường vốn vào năm 2015). Thị trường chứng khoán của ASEAN 5 sẽ niêm yết chỉ số của 30 loại chứng khoán tốt nhất của mỗi sàn trên một bảng điện tử chung. Việt Nam sẽ tham gia chương trình này. /.
Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng  (17/03/2009)
Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình mới  (17/03/2009)
Trung Quốc thực hiện dân chủ ở cơ sở sau 30 năm cải cách mở cửa  (16/03/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 9-3-2009 đến 15-3-2009)  (16/03/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm