Viện Nghiên cứu châu Âu: 25 năm phát triển
TCCSĐT - Hòa trong không khí phấn khởi hướng tới kỷ niệm 65 năm thành lập Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ngày 26-10, Viện Nghiên cứu châu Âu tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Viện (1993 - 2018), đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ. Nhân dịp này, Viện Nghiên cứu châu Âu tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với châu Âu và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam”.
Tham dự Lễ kỷ niệm có GS, TS. Nguyễn Quang Thuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; PGS, TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Về phía các vị khách quốc tế có ngài Anar Imanov, Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam; đại diện của các đại sứ quán tại Việt Nam như Liên minh châu Âu, Anh, Pháp, Italia, Phần Lan, Nga, Khazatan; các nhà khoa học đến từ Viện Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Lan, Viện Chính trị - Xã hội Liên bang Nga, Trường Đại học Scienes Po, Paris (Pháp), Viện Viễn Đông Bác Cổ. Cùng tham dự còn có các đại diện từ các bộ, ban, ngành; các nhà khoa học trong và ngoài nước; đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã và đang làm việc tại Viện Nghiên cứu châu Âu.
PGS, TS. Nguyễn An Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc, PGS, TS. Nguyễn An Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu cho biết, cách đây 25 năm, tổ chức tiền thân của Viện Nghiên cứu châu Âu ngày nay là Trung tâm Nghiên cứu SNG và Đông Âu được thành lập theo Quyết định số 466/TTg, ngày 13-9-1993, của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm được thành lập trong bối cảnh các quốc tế và khu vực trong những thập niên 90 của thế kỷ XX có nhiều biến động: Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan vỡ, Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới hai cực chuyển thành thế giới đa cực và mở ra kỳ nguyên mới của thời kỳ cạnh tranh, hợp tác và hội nhập. Từ đó đến nay, sự phát triển của Viện Nghiên cứu châu Âu luôn gắn với quá trình phát triển của Viện Hàn lâm khoa học Xã hội, gắn với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giao phó, đáp ứng những yêu cầu ngày càng tăng về ngành nghiên cứu châu Âu ở Việt Nam.
Sau 5 năm phát triển, ngày 05-3-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 56/1998/QĐ-TTg đổi tên Trung tâm Nghiên cứu SNG -Đông Âu thành Trung tâm Nghiên cứu châu Âu. Năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu châu Âu được nâng cấp và đổi tên thành Viện Nghiên cứu châu Âu (IES) theo Quyết định số 987/QĐ-KHXH, ngày 14-6-2005, của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Sau 25 năm xây dựng và phát triển, hiện nay, Viện có đội ngũ cán bộ có học hàm phó giáo sư, học vị tiến sĩ, thạc sỹ. Viện có 6 phòng nghiên cứu gồm: Trung tâm Nghiên cứu EU; Trung tâm Nghiên cứu Nga và SNG; Phòng Nghiên cứu Chính trị và Hợp tác quốc tế châu Âu; Phòng Nghiên cứu Kinh tế, Môi trường và Phát triển bền vững châu Âu; Phòng Nghiên cứu Lịch sử, Văn hóa và Xã hội châu Âu; Phòng nghiên cứu các quốc gia châu Âu; Phòng phục vụ nghiên cứu; Phòng Biên tập Trị sự của Tạp chí Nghiên cứu châu Âu.
Với các chức năng chính là nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội của các nước và tổ chức khu vực của châu Âu nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước đối với Liên minh châu Âu (EU), các tổ chức khu vực và các quốc gia trong khu vực châu Âu; tư vấn khoa học và tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội liên quan đến khu vực châu Âu, trong 25 năm qua, Viện đã chủ trì, thực hiện và tham gia hàng trăm đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu chính sách, tư vấn và dịch vụ tư vấn khoa học; các dự án hợp tác khoa học với các cơ quan nhà nước, bộ, ngành, địa phương trong nước và nhiều chương trình hợp tác quốc tế (như, chủ trì thực hiện 5 đề tài thuộc các Chương trình trọng điểm về khoa học - công nghệ cấp Nhà nước, 4 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hợp tác quốc tế theo Nghị định thư và 7 đề tài của Quỹ Nafosted). Ngoài ra, Viện đã thực hiện gần 70 chương trình, đề tài cấp Bộ, hơn một trăm đề tài tiềm lực cấp viện.
Viện Nghiên cứu châu Âu tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập
Viện đã và đang thực hiện hợp tác có hiệu quả với các đối tác truyền thống Liên bang Nga, Ucraina, Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc; phát triển quan hệ với các đối tác Pháp, Bỉ, Italia, Thụy Điển, Anh, Đức, Na Uy, Đan Mạch và EU... trong việc xây dựng, chủ trì và tổ chức thực hiện một số chương trình, dự án nghiên cứu. Cụ thể, Viện chủ trì và tổ chức thực hiện có kết quả 7 dự án quốc tế do EU và Tổ chức SIDA, Thụy Điển tài trợ, các đề tài hợp tác với các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan và Viện Hàn lâm khoa học Hungary. Viện cũng đang triển khai thực hiện 2 dự án quốc tế do EU tài trợ: Dự án “Nâng cao vai trò của tổ chức xã hội và công nhân” (2017 - 2021), dự án “Các xu hướng hội nhập mang tính cạnh tranh ở Đông Nam Á” (2017 - 2020).
Bên cạnh đó, hằng năm, Viện cử cán bộ đi hợp tác nghiên cứu, đào tạo tại các nước châu Âu, đón tiếp, trao đổi khoa học với nhiều học giả, các nhà khoa học đến từ nhiều nước châu Âu cũng như trên thế giới. Các cán bộ khoa học của Viện qua các thời kỳ tham gia và đóng góp kết quả nghiên cứu của mình trong nhiều hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế quan trọng được tổ chức trong nước và ngoài nước.
Những kết quả nghiên cứu của Viện còn được thể hiện qua công tác xuất bản sách và tạp chí. Từ năm 1993 đến nay, các nhà khoa học đã và đang công tác tại Viện đã xuất bản được hơn 70 đầu sách, trong đó có những công trình được xuất bản bởi các nhà xuất bản nổi tiếng ở nước ngoài; hàng trăm bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, Đặc biệt, từ năm 2015, các nhà khoa học của Viện đã công bố gần 10 bài nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có uy tín trong danh mục ISI/Scopus. Ngoài ra, Viện công bố hàng chục kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Các công trình nghiên cứu khoa học, sách và ấn phẩm do tập thể và các cá nhân trong Viện thực hiện và xuất bản có giá trị khoa học và thực tiễn cao, bám sát những nhiệm vụ chính trị của Viện, đóng góp thiết thực vào việc tạo dựng cơ sở khoa học cho quá trình hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo đại học, sau đại học. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu - cơ quan ngôn luận của Viện, là diễn đàn khoa học hàng đầu về châu Âu học, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm đến những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn của châu Âu.
Một nhiệm vụ quan trọng của Viện là kết hợp nghiên cứu với đào tạo về châu Âu học, thực hiện đào tạo sau đại học và tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Nhiều cán bộ nghiên cứu của Viện đã và đang tham gia giảng dạy đại học và sau đại học ở nhiều cơ sở đào tạo trong nước như: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngoại giao, Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh, Đại học sư phạm Hà Nội... Viện cũng đã mở mã ngành châu Âu học về cao học thuộc Khoa Quốc tế học tại Học viện Khoa học xã hội và bắt đầu tuyển sinh trong năm 2013.
Với những thành tựu đạt được, Viện Nghiên cứu châu Âu được vinh dự Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Viện; nhiều bằng khen, huân chương cho tập thể và cá nhân như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội; Huân chương lao động hạng 2 cho cố GS,TS. Bùi Huy Khoát; Huân chương lao động hạng 3 cho PGS, TS. Đinh Công Tuấn.
GS, TS. Nguyễn Quang Thuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ghi nhận thành tựu phát triển của Viện
Đánh giá cao những thành tựu của Viện Nghiên cứu châu Âu, GS,TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ghi nhận Viện đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Cùng với sự hình thành và phát triển của cơ cấu tổ chức, đội ngũ của Viện cũng đã trưởng thành, tạo vị thế và đóng góp cho đất nước. Về khoa học, Viện đã có nhiều đề tài cả về lý luận và thực tiễn, trong nước và ngoài nước, qua đó đóng góp trên nhiều phương diện: tri thức về châu Âu, kết nối châu Âu với Việt Nam, Việt Nam với châu Âu. Về đào tạo, đội ngũ cán bộ đã tham gia đào tạo, được đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, góp phần định hình bộ môn châu Âu học tại Việt Nam.
Những năm tiếp theo, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, quan hệ Việt Nam - EU đang ngày càng phát triển, đồng chí Nguyễn Quang Thuấn cho rằng, Viện Nghiên cứu châu Âu cần có những đóng góp tích cực hơn nữa để tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác châu Âu. Viện cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm có bước phát triển bền vững, hội nhập tích cực, sâu rộng.
Trước những yêu cầu nhiệm vụ phát triển mới của Viện nói riêng, của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nói chung, trong thời gian tới, Viện Nghiên cứu châu Âu tập trung thực hiện các mục tiêu sau:
Một là, hoạt động nghiên cứu khoa học được tiến hành theo hướng đa ngành và liên ngành; kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, tư vấn chính sách và cung cấp dịch vụ trong khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện.
Hai là, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học. Chủ động tìm kiếm, tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng các đề tài, nhiệm vụ, dự án nghiên cứu trong các chương trình cấp Nhà nước, theo phương thức nghị định thư, cũng như được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và các dự án hợp tác quốc tế.
Ba là, xây dựng đội ngũ chuyên gia trong từng lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, đồng thời củng cố vị thế và bản sắc nghiên cứu của Viện trong giới nghiên cứu khoa học. Phấn đấu đến năm 2020, mỗi lĩnh vực nghiên cứu ít nhất có một chuyên gia có khả năng giải đáp kịp thời các câu hỏi, các nhiệm vụ cấp thiết cũng như có chuyên môn sâu.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trên các phương diện: nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đào tạo; duy trì và phát triển các mối quan hệ với các đối tác truyền thống; thiết lập, củng cố và phát triển quan hệ với các đối tác mới; mở rộng địa bàn hợp tác và phạm vi nghiên cứu, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức thuộc khối EU, cũng như với các tổ chức quốc tế, khu vực nghiên cứu về châu Âu trong khu vực. Tiếp tục củng cố, duy trì hợp tác với mạng lưới nghiên cứu châu Âu tại Đông Nam Á mà Viện Nghiên cứu châu Âu là một tổ chức sáng lập.
Năm là, thực hiện góp ý, tư vấn chính sách và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển của đất nước và địa phương theo yêu cầu của Chính phủ, của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng như các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Trong phạm vi Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu châu Âu phấn đấu trở thành đầu mối kết nối hoặc hỗ trợ các tổ chức, viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm hợp tác nghiên cứu với các tổ chức liên quan ở khu vực châu Âu. Trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, nghiên cứu ứng dụng và triển khai và đào tạo về châu Âu học, cũng như trong tư vấn chính sách, Viện phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp thông tin, kết nối hoặc điều phối hợp tác với các tổ chức ở các nước trong khu vực châu Âu.
Nhân dịp này, Viện Nghiên cứu châu Âu đã đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.
Hội thảo khoa học quốc tế “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với châu Âu và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam”
** Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, Viện Nghiên cứu châu Âu đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với châu Âu và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam”. Tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, Hội thảo diễn ra với 3 phiên thảo luận: Phiên thứ nhất có chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động tới châu Âu”; Phiên thứ hai “Cách mạng công nghiệp 4.0 và chính sách của một số quốc gia châu Âu”; Phiên thứ ba “Cách mạng công nghiệp 4.0 và hàm ý cho Việt Nam”./.
Triển khai, thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh với cấp ủy các huyện biên giới của tỉnh Đắk Lắk  (26/10/2018)
Về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ giai đoạn mới  (26/10/2018)
Xây dựng tuyến y tế cơ sở đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh đúng nghĩa “người gác cổng”  (26/10/2018)
Nỗ lực khống chế tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh ở Hà Nội  (26/10/2018)
Quốc hội Việt Nam đặt mục tiêu đạt được ít nhất 30% tỷ lệ đại biểu nữ  (25/10/2018)
Chung tay hành động để nâng cao vị thế của phụ nữ  (25/10/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên