Xây dựng tuyến y tế cơ sở đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh đúng nghĩa “người gác cổng”
22:47, ngày 26-10-2018
TCCSĐT - Y tế cơ sở được xem là nền tảng xương sống của ngành y tế vì vậy, việc xây dựng và phát triển y tế cơ sở cần được xem là chiến lược gắn liền với chăm sóc sức khỏe người nghèo và công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Y tế cơ sở ở nước ta hiện nay bao gồm: Y tế thôn, bản, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, là tuyến y tế ban đầu gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất. Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng có vai trò quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, thực hiện các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình mục tiêu về y tế, nhất là việc khám, chữa bệnh cho người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo - là những khu vực điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tỷ lệ người nghèo cao, lại ở xa các bệnh viện tỉnh, bệnh viện Trung ương.
Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe người dân |
Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII chỉ rõ: “Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”, “Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân”... Nghị quyết cũng đề ra một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể được thực hiện bởi mạng lưới y tế cơ sở như triển khai chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe nhân dân, quản lý sức khỏe đến từng người dân; thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn…
Nghị quyết nêu rõ, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hệ thống tổ chức y tế còn thiếu ổn định, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chất lượng dịch vụ, nhất là ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trên chậm được khắc phục.
Nghị quyết cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe. Triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; chú trọng dự phòng, nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật; đẩy mạnh quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở”.
Nghị quyết nêu rõ, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hệ thống tổ chức y tế còn thiếu ổn định, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chất lượng dịch vụ, nhất là ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trên chậm được khắc phục.
Nghị quyết cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe. Triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; chú trọng dự phòng, nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật; đẩy mạnh quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở”.
Ảnh minh họa |
Trong những năm qua, mạng lưới y tế cơ sở ở Việt Nam đã được củng cố, phát triển. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi, làm theo. Hiện nay, cả nước có hơn 700 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có hơn 60% số trạm y tế đã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020; 100% số xã có trạm y tế hoặc có phòng khám đa khoa khu vực liên xã; 87,5% số trạm y tế xã có bác sĩ làm việc (bao gồm cả bác sĩ làm việc lâu dài và bác sĩ tuyến trên luân phiên về làm việc hai, ba ngày trong tuần); 96% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi và hơn 95% số thôn bản có nhân viên y tế thôn, bản hoặc cô đỡ thôn, bản…
Mặc dù được Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các nhà tài trợ quốc tế quan tâm dành nhiều nguồn lực đầu tư trong suốt thời gian qua, song y tế cơ sở vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết, trong đó khó khăn lớn nhất là về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế chính sách và phát triển nguồn nhân lực đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
Hệ thống y tế cồng kềnh, nhiều đầu mối, chưa đồng bộ, thiếu ổn định, hoạt động chưa hiệu quả, phối hợp công tư chưa chặt chẽ để phù hợp với biến đổi mô hình bệnh tật, mất an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, già hóa dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân. Hiện nay, y tế dự phòng chia tách thành nhiều bộ phận, manh mún trong khi nguồn lực thiếu và yếu. Ở địa phương tồn tại nhiều bệnh viện chuyên khoa có quy mô nhỏ lẻ chưa bảo đảm được về các nguồn lực nên không đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân; hệ thống y tế tuyến huyện nhiều đầu mối, không ổn định trong những năm qua, đồng thời, trạm y tế xã, phường thay đổi cơ quan chủ quản nhiều lần dẫn đến tình trạng không ổn định về chất lượng dịch vụ và nguồn lực y tế.
Quản lý bệnh viện còn nhiều khó khăn, thiếu bác sỹ có trình độ trong bệnh viện công, lương thấp, an toàn trong bệnh viện bất cập, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong khám, chữa bệnh, thiếu sự thống nhất trong thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế tại mỗi địa phương, không có hệ thống công nghệ thông tin thống nhất từ bộ đến các cơ sở y tế, thời điểm thông tuyến sớm khi chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện bảo đảm kèm theo để người bệnh và các cơ sở y tế lợi dụng sử dụng quỹ bảo hiểm y tế chưa đúng mục đích; phân thẻ bảo hiểm y tế chưa hợp lý giữa các bệnh viện hạng I, II và từ hạng III, IV; quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn phức tạp, chưa thuận tiện cho cả người bệnh lẫn nhân viên y tế. Nhiều văn bản ra không đúng thời điểm gây ảnh hưởng đến các bệnh viện trong khám chữa bệnh; bác sỹ bệnh viện công dịch chuyển sang bệnh viện tư.
Cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý trong các cơ sở y tế công lập còn lúng túng, mô hình quản lý, cơ chế quản lý y tế tư nhân còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Ðể giải quyết những nguyên nhân gốc rễ đó, ngành y tế tiếp tục thực hiện đổi mới y tế cơ sở một cách toàn diện, đồng bộ, hướng tới "bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân", bảo đảm để tất cả người dân được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, sự phối kết hợp giữa các bộ, ban, ngành
Chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Điều chỉnh mức đóng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, thu nhập của người dân và chất lượng dịch vụ. Đa dạng các gói bảo hiểm y tế. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại. Nâng cao năng lực, chất lượng giám định bảo hiểm y tế bảo đảm khách quan, minh bạch. Thực hiện các giải pháp đồng bộ chống lạm dụng, trục lợi, bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở y tế. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế với sự vào cuộc của cấp ủy và chính quyền các cấp. Đối với cơ quan y tế cần tách bạch rõ quản lý nhà nước về y tế và quản lý chuyên ngành, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, vừa quản lý nhà nước vừa thực hiện các chương trình, dự án,… Cải tiến mạnh mẽ hơn nữa quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho đơn giản hơn, nhanh chóng, thuận tiện cho cả người bệnh và nhân viên y tế. Đẩy mạnh tin học hóa hệ thống quản lý y tế nói chung, quản lý bệnh viện nói riêng để minh bạch hóa thông tin và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý các cơ sở y tế.
Y tế cơ sở đang ngày càng khẳng định tốt vai trò "người gác cổng" |
Về tuyên truyền, Ban Tuyên giáo, ngành y tế và ngành thông tin, truyền thông các cấp trong định hướng thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe; tăng cường công tác phối hợp đa ngành trong thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe với vai trò chủ trì của Ban Tuyên giáo; vai trò tham mưu nòng cốt của ngành y tế và sự tham gia của cả hệ thống chính trị các cấp. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và của cả cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng ngành, từng cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu, giải pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, trước hết là trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống văn minh, tham gia bảo hiểm y tế toàn dân và thực hiện các quy định về phòng dịch, phòng và chữa bệnh.
Sắp xếp, hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực để nâng cao chất lượng của y tế cơ sở như: Ðưa trạm y tế thuộc trung tâm y tế huyện để luân phiên cán bộ từ huyện xuống và từ xã lên, bồi dưỡng cán bộ tuyến dưới để nâng cao kỹ thuật chuyên môn, được tiếp cận với mô hình bệnh tật, nhu cầu của người dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối, bắt đầu từ chương trình tiêm chủng mở rộng, bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho đến quản lý sức khỏe người dân. Tiến tới thực hiện mục tiêu quản lý sức khỏe toàn diện cho từng người dân. Người dân cần được khám sức khỏe định kỳ chứ không chờ khám bệnh khi ốm đau; phải được khám sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ, mầm mống bệnh tật, điều trị kịp thời nhằm giảm thấp nhất chi phí điều trị; phải được tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe…
Ngoài ra, cần hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Phát triển mạnh mẽ y tế cơ sở thực sự là nền tảng của hệ thống y tế nước nhà để thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng hình thành mạng lưới bác sỹ gia đình.
Đào tạo nguồn nhân lực cho tuyến y tế cơ sở
Thời gian qua, Bộ Y tế phối hợp với Liên minh châu Âu và Ngân hàng Thế giới mở rộng việc đào tạo nhân lực cho tuyến y tế cho các tỉnh khó khăn thông qua Dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” (Dự án HPET). Tại đây, cán bộ y tế sẽ được đào tạo chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình để quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng như huyết áp, tiểu đường và thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân.
Để tăng cường nhân lực cho tuyến y tế cơ sở, Bộ Y tế tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ. Theo đó, bác sĩ bệnh viện tuyến Trung ương về giúp năng lực chuyên môn cho bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến tỉnh giúp cho tuyến huyện, tuyến huyện giúp cho trạm y tế xã. Với các trạm y tế chưa có bác sĩ thì sẽ cử bác sĩ luân phiên về làm việc khoảng 2-3 ngày/tuần/trạm; điều chuyển đi và đến một số y sĩ, điều dưỡng, dược sĩ trung học theo yêu cầu của các trạm... Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho viên chức tại trạm...
Bộ Y tế tiếp tục cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho 4 tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng còn khó khăn.
Đầu tư, nâng cao kết cấu hạ tầng tuyến y tế cơ sở
Phân loại các trạm y tế xã để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ở từng vùng miền, khu vực; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực để bảo đảm công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trạm y tế xã, đặc biệt là nhân lực có thể quản lý, điều trị một số bệnh mãn tính tại cơ sở.
Cùng với đó, cần có cơ chế tài chính linh hoạt đối với y tế cơ sở theo năng lực cung cấp dịch vụ y tế, số lượng người bệnh bảo hiểm y tế đến khám chữa bệnh. Xây dựng cơ chế tài chính nhằm hạn chế người bệnh lựa chọn các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương để khám chữa bệnh các bệnh thông thường. Ví dụ, tăng mức đồng chi trả đối với người bệnh; giám giá thanh toán đối với các bệnh viện tuyến trên khi khám chữa bệnh thông thường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở về chuyên môn cũng như sử dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và xử lý nghiêm đối với tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó cũng cần xem xét đầu tư trang thiết bị, xét nghiệm cơ bản phù hợp với năng lực chuyên môn của Trạm y tế xã. Đối với xã có đủ trình độ mở rộng siêu âm, điện tim nhằm tăng tính hấp dẫn khám chữ bệnh tại xã, phát hiện bệnh tật tăng niềm tin của người bệnh. Bảo đảm cung cấp dịch vụ xét nghiệm cơ bản đáp ứng các bệnh thông thường tại xã theo gói dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt là bệnh không lây nhiễm. Thống nhất cơ chế chuyển gửi mẫu và trả kết quả xét nghiệm từ trạm y tế xã lên trung tâm y tế huyện với những xét nghiệm không thực hiện được tại trung tâm y tế xã; tăng cường tiếp cận thuốc thiết yếu. Sở Y tế chỉ đạo trung tâm y tế huyện có trách nhiệm cung ứng cho trạm y tế xã đủ thuốc theo danh mục. Hướng dẫn trạm y tế xã lập kế hoạch dự trù thuốc.
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Bộ Y tế phối hợp Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục cập nhật, hoàn thiện danh mục thuốc thiết yếu, trong đó cụ thể hóa quy định trạm y tế xã được cung ứng thuốc điều trị bệnh mạn tính đã được tuyến trên kê đơn điều trị. Tận dụng nguồn lực sẵn có, đào tạo để đáp ứng yêu cầu chuyên môn; trọng tâm quản lý bệnh mạn tính theo nguyên lý y học gia đình. Đào tạo cả chuyên môn khám chữa bệnh và kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe.
Bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh tăng cường tham vấn, hỗ trợ từ xa hoặc hỗ trợ trực tiếp. Tăng cường luân phiên bác sỹ từ huyện về xã và từ xã lên tuyến trên để bảo đảm tăng cường năng lực khám chữa bệnh tại xã. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh Giám sát, đánh giá sự tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn, quy trình kỹ thuật. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh, đặc biệt là phần mềm quản lý bệnh mãn tính để bảo đảm theo dõi được tuân thủ hướng dẫn chuyên môn, theo dõi số lượng người bệnh điều trị, số người đạt mục tiêu điều trị… Đánh giá sự hài lòng và đóng góp ý kiến của người dân, người bệnh đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại xã. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Chất lượng chuyển tuyến…/.
Nỗ lực khống chế tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh ở Hà Nội  (26/10/2018)
Quốc hội Việt Nam đặt mục tiêu đạt được ít nhất 30% tỷ lệ đại biểu nữ  (25/10/2018)
Chung tay hành động để nâng cao vị thế của phụ nữ  (25/10/2018)
Bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân  (25/10/2018)
Giới thiệu một số điểm mới trong nghị định thực thi Luật bảo hiểm y tế  (25/10/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm