Bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân
Chiều 25-10, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000 đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước của các cấp, các ngành, cán bộ, nhân dân.
Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước cho thấy Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay. Do đó, các đại biểu thống nhất cao việc cần thiết sớm ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, nhất là trong điều kiện nước ta trong giai đoạn hiện nay, đề nghị Quốc hội xem xét và thông qua sớm.
Vấn đề được nhiều đại biểu tham gia ý kiến là về khái niệm bí mật nhà nước và phạm vi bí mật nhà nước. Về khái niệm bí mật nhà nước, một số ý kiến cho rằng dự thảo Luật quy định còn chung chung, đề nghị làm rõ các dạng tồn tại của bí mật nhà nước, các lĩnh vực có bí mật nhà nước; bổ sung quy định giải thích đầy đủ các lĩnh vực có bí mật nhà nước; quy định rõ tiêu chí xác định mức độ nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; quy định rõ nội hàm của khái niệm bí mật nhà nước để thuận tiện trong việc xác định bí mật nhà nước.
Về phạm vi bí mật nhà nước, một số ý kiến đề nghị quy định phải phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân. Theo đại biểu Rơ Chăm Long (Kon Tum), một số nội dụng thuộc phạm vi bí mật nhà nước như trong dự thảo là quá rộng, chưa rõ, dễ dẫn đến lạm dụng khi thực hiện luật như thông tin về hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử...
“Như vậy không phù hợp với nguyên tắc của pháp luật tố tụng, nguyên tắc xét xử công khai. Một số vụ án truy tố, xét xử cần phải giữ bí mật nhà nước, nhưng không phải tất cả các vụ án đều thuộc bí mật nhà nước. Như thế là không đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân. Ở giai đoạn điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử có thể một số vụ án phải giữ bí mật nhà nước. Nhưng ở giai đoạn tuyên án thì không còn thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bởi tuyên án công khai là nguyên tắc của pháp luật tố tụng”, đại biểu Rơ Chăm Long nói.
Cũng kiến nghị về nội dung này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng phạm vi bí mật nhà nước như dự thảo Luật là “quá rộng”. Trong phạm vi này có những chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đối nội, đối ngoại cần phải phổ biến cho nhân dân được biết. Trong tư pháp, vấn đề điều tra, truy tố, xét xử cũng cần công khai.
Về kinh tế, thông tin tài chính, ngân hàng nhiều lúc cần phải phổ biến nhanh, phổ biến rộng. Những vấn đề về công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, có những thông tin không phải của nhà nước, mà của tổ chức, doanh nghiệp đi điều tra, khảo sát... Từ đó, đại biểu cho rằng nếu quy định như Điều 7 của dự thảo Luật về Phạm vi bí mật nhà nước là “lợi bất cập hại”.
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý một số nội dung trong dự án Luật. Trong đó, về phạm vi bí mật nhà nước, quy định cụ thể những thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong từng lĩnh vực phải là những thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Nội dung điều luật này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu rà soát nội dung bí mật nhà nước tại 96 Danh mục bí mật nhà nước hiện hành trong các lĩnh vực của các cơ quan trung ương, các bộ, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội.
Về phân loại bí mật nhà nước, kế thừa các quy định của Pháp lệnh hiện hành, điều luật được thiết kế thành ba cấp độ “Tuyệt mật”, “Tối mật” và “Mật” theo từng lĩnh vực cho phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Các đại biểu quan tâm thảo luận, cho ý kiến tập trung vào một số vấn đề: Về sao, chụp bí mật nhà nước; Về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; Về gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; Về giải mật và tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước...
Theo kế hoạch, dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6./.
Giới thiệu một số điểm mới trong nghị định thực thi Luật bảo hiểm y tế  (25/10/2018)
Họp Quốc hội: Bàn về Luật Phòng chống tham nhũng  (25/10/2018)
Mong đợi quy định pháp lý tối ưu về xử lý tài sản, thu nhập bất minh  (25/10/2018)
Lấy phiếu tín nhiệm 48 người giữ chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn  (25/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên