Hội thảo: “Báo Đảng địa phương tuyên truyền về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”
17:07, ngày 01-10-2016
TCCSĐT - Ngày 30-9-2016, tại Ninh Bình đã diễn ra Hội thảo: “Báo Đảng địa phương tuyên truyền về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”. Đây là hội thảo thường niên được tổ chức luân phiên của 25 báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Tham dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Ninh Bình, các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng các sở, ban ngành tỉnh Ninh Bình; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Hội nhà báo Việt Nam; cùng lãnh đạo 25 Báo Đảng các tỉnh phía Bắc.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Với mục tiêu: Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh trật tự, tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân…
Để nông nghiệp phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Muốn tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thành công cần thực hiện các giải pháp cụ thể: Xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thị trường mở; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, thay đổi đơn vị sản xuất ở cơ sở, hoàn thiện chính sách đất đai, chính sách đầu tư… Đặc biệt trong đó là giải pháp nâng cao nhận thức của người dân, của cộng đồng để cả xã hội nông thôn cùng tham gia tích cực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện được điều này thì công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu. Và báo chí với vai trò của mình giữ trọng trách quan trọng nhất. Trong bối cảnh đó, hệ thống Báo Đảng địa phương cần làm gì và làm như thế nào để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả thiết thực, cùng chung tay làm chuyển biến nhận thức và hành động trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Đây chính là mục tiêu của cuộc Hội thảo này.
Mục tiêu cao nhất của tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. Để thực hiện vai trò của Báo Đảng địa phương thiết thực góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cả hệ thống chính trị về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thì bản thân người làm báo phải nắm vững những vấn đề lý luận và thực tiễn để đồng hành cùng bạn đọc và bà con nông dân. Phải làm cho họ hiểu họ chính là chủ thể, nòng cốt của xây dựng nông thôn mới. Họ đóng góp công sức, tiền bạc… để xây dựng và kiến thiết chính đời sống nông thôn của họ. Và, vì vậy họ phải được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và thụ hưởng. Cấp ủy, chính quyền, trưởng thôn là những người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên quê hương mình. Đảng, Nhà nước giữ vai trò định hướng, điều hành tổng thể, đầu tư, hỗ trợ, điều chỉnh, bổ sung chỉ đạo… Làm cho người dân và cả hệ thống chính trị hiểu rõ như thế chắc chắn Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới sớm trở thành hiện thực.
Vấn đề đặt ra là để đạt được những yêu cầu tuyên truyền như nêu trên thì lãnh đạo cơ quan Báo Đảng địa phương cần phải phân công cho phóng viên, ban chuyên môn nhiệm vụ cụ thể để họ quán triệt, nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ về những nội dung tuyên truyền; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng triển khai tìm hiểu thực tiễn, địa bàn cơ sở. Từ đó, xây dựng những đề tài cụ thể để có những tác phẩm báo chí có tầm vóc, chất lượng cao, thuyết phục, mang hơi thở cuộc sống và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Trong xã hội thông tin hiện nay, để thành công trong công tác tuyên truyền Báo Đảng địa phương về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cần nắm chắc nội dung tuyên truyền, mỗi cơ quan báo chí cần có hình thức, cách thức tuyên truyền hợp lý đến công chúng báo chí, tạo nên sự cộng hưởng nơi bạn đọc mang lại hiệu quả cao. Không chỉ đề cao các đặc trưng của thông tin báo chí mà còn cần quan tâm hình thức biểu đạt phải phong phú, đa dạng, sinh động, tương thích với nhóm bạn đọc cụ thể ở nông thôn, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo.
Hơn thế, Báo Đảng địa phương đến nay đều đã có trang điện tử. Cần phát huy loại hình báo chí mới và đa tiện ích này. Báo điện tử nhanh nhạy, cập nhật, diện bao phủ rộng mang tính toàn cầu. Đây là kênh quan trọng không chỉ tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; mà còn là công cụ hữu hiệu giới thiệu, quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút đầu tư công nghệ cao trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp.
Sau lời khai mạc của nhà báo Nguyễn Kim Toàn, Tổng biên tập báo Ninh Bình, phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Ninh Bình, 12 ý kiến của đại diện các Báo Đảng địa phương đã được trình bày. Hội thảo “Báo Đảng địa phương tuyên truyền về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, đã diễn ra trong không khí khẩn trương sôi nổi, các phát biểu đều thể hiện sự say sưa, tâm huyết của người làm báo với quê hương mình, sự gắn kết nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa tính đặc thù của địa phương và tính phổ biến của cả nước.
Sau hội thảo, các đoàn đại biểu Báo Đảng các tỉnh phía Bắc đã chia thành nhiều đoàn xuống khảo sát cơ sở, nghiên cứu thực tiễn “tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” ở một số địa bàn tỉnh Ninh Bình./.
Để nông nghiệp phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Muốn tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thành công cần thực hiện các giải pháp cụ thể: Xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thị trường mở; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, thay đổi đơn vị sản xuất ở cơ sở, hoàn thiện chính sách đất đai, chính sách đầu tư… Đặc biệt trong đó là giải pháp nâng cao nhận thức của người dân, của cộng đồng để cả xã hội nông thôn cùng tham gia tích cực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện được điều này thì công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu. Và báo chí với vai trò của mình giữ trọng trách quan trọng nhất. Trong bối cảnh đó, hệ thống Báo Đảng địa phương cần làm gì và làm như thế nào để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả thiết thực, cùng chung tay làm chuyển biến nhận thức và hành động trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Đây chính là mục tiêu của cuộc Hội thảo này.
Mục tiêu cao nhất của tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. Để thực hiện vai trò của Báo Đảng địa phương thiết thực góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cả hệ thống chính trị về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thì bản thân người làm báo phải nắm vững những vấn đề lý luận và thực tiễn để đồng hành cùng bạn đọc và bà con nông dân. Phải làm cho họ hiểu họ chính là chủ thể, nòng cốt của xây dựng nông thôn mới. Họ đóng góp công sức, tiền bạc… để xây dựng và kiến thiết chính đời sống nông thôn của họ. Và, vì vậy họ phải được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và thụ hưởng. Cấp ủy, chính quyền, trưởng thôn là những người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên quê hương mình. Đảng, Nhà nước giữ vai trò định hướng, điều hành tổng thể, đầu tư, hỗ trợ, điều chỉnh, bổ sung chỉ đạo… Làm cho người dân và cả hệ thống chính trị hiểu rõ như thế chắc chắn Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới sớm trở thành hiện thực.
Vấn đề đặt ra là để đạt được những yêu cầu tuyên truyền như nêu trên thì lãnh đạo cơ quan Báo Đảng địa phương cần phải phân công cho phóng viên, ban chuyên môn nhiệm vụ cụ thể để họ quán triệt, nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ về những nội dung tuyên truyền; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng triển khai tìm hiểu thực tiễn, địa bàn cơ sở. Từ đó, xây dựng những đề tài cụ thể để có những tác phẩm báo chí có tầm vóc, chất lượng cao, thuyết phục, mang hơi thở cuộc sống và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Trong xã hội thông tin hiện nay, để thành công trong công tác tuyên truyền Báo Đảng địa phương về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cần nắm chắc nội dung tuyên truyền, mỗi cơ quan báo chí cần có hình thức, cách thức tuyên truyền hợp lý đến công chúng báo chí, tạo nên sự cộng hưởng nơi bạn đọc mang lại hiệu quả cao. Không chỉ đề cao các đặc trưng của thông tin báo chí mà còn cần quan tâm hình thức biểu đạt phải phong phú, đa dạng, sinh động, tương thích với nhóm bạn đọc cụ thể ở nông thôn, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo.
Hơn thế, Báo Đảng địa phương đến nay đều đã có trang điện tử. Cần phát huy loại hình báo chí mới và đa tiện ích này. Báo điện tử nhanh nhạy, cập nhật, diện bao phủ rộng mang tính toàn cầu. Đây là kênh quan trọng không chỉ tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; mà còn là công cụ hữu hiệu giới thiệu, quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút đầu tư công nghệ cao trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp.
Sau lời khai mạc của nhà báo Nguyễn Kim Toàn, Tổng biên tập báo Ninh Bình, phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Ninh Bình, 12 ý kiến của đại diện các Báo Đảng địa phương đã được trình bày. Hội thảo “Báo Đảng địa phương tuyên truyền về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, đã diễn ra trong không khí khẩn trương sôi nổi, các phát biểu đều thể hiện sự say sưa, tâm huyết của người làm báo với quê hương mình, sự gắn kết nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa tính đặc thù của địa phương và tính phổ biến của cả nước.
Sau hội thảo, các đoàn đại biểu Báo Đảng các tỉnh phía Bắc đã chia thành nhiều đoàn xuống khảo sát cơ sở, nghiên cứu thực tiễn “tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” ở một số địa bàn tỉnh Ninh Bình./.
Việt Nam góp phần định hình và đổi mới quy trình hoạt động của AIPA  (30/09/2016)
Thông điệp của Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi Đại hội đồng AIPA-37  (30/09/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự phiên họp Ban Chấp hành AIPA  (30/09/2016)
Lãnh đạo Việt Nam gửi Điện mừng 67 năm Quốc khánh Trung Quốc  (30/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay