Làm sao để giải quyết giữa đảo nợ và vay mới?
Khi đảo nợ, doanh nghiệp trả được những khoản vay cũ với lãi suất cao, thì gánh nặng nợ nần giảm đi, mặt khác tình trạng và khả năng xảy ra nợ xấu với các ngân hàng cũng sẽ giảm
Lúng túng hiện thời
Trong khi tiền giải ngân cho các khoản vốn cho doanh nghiệp vay được Nhà nước hỗ trợ 4% lãi suất (theo Quyết định 131 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đang không ngừng tăng lên thì những băn khoăn và tranh luận về chuyện doanh nghiệp có được đảo nợ - tức là có được phép vay các khoản tiền được hỗ trợ 4% lãi suất này để trả nợ các khoản đã vay trước đây với lãi suất quá cao hay không vẫn đang đặt ra nhiều băn khoăn.
Hiện tại, gần 200.000 tỉ đồng cho vay với lãi suất thấp được hỗ trợ đã được giải ngân và vẫn đang tiếp tục giải ngân. Thế nhưng không ai biết số vốn thực tế đã được đưa vào những dự án nào, giai đoạn nào trên thị trường. Quan trọng hơn là có bao nhiêu tiền đã được lẳng lặng kín đáo đưa vào đảo nợ, và còn lại bao nhiêu tiền được đưa vào đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Không được đảo nợ
Theo quy định tại Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ 4% lãi suất vay cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay được ưu đãi 4% lãi suất đúng mục đích. Nếu sử dụng sai thì ngoài việc không được hỗ trợ lãi suất, còn phải hoàn trả cho ngân hàng số lãi tiền vay được hỗ trợ, và còn bị xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định thì doanh nghiệp chắc chắn không được dùng vốn vay ưu đãi để trả nợ cũ - hay nói cách khác là để đảo nợ.
Ngân hàng Nhà nước cho đến nay chưa phát hiện trường hợp nào đảo nợ, còn các ngân hàng thương mại thì ngập ngừng tiết lộ một cách không chính thức rằng đã có. Đáng chú ý là trong thực tế thì nhiều ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đều mong muốn được phép đảo nợ. Nếu được thực hiện đảo nợ, doanh nghiệp sẽ trả được nợ cũ, có điều kiện vay mới để phát triển sản xuất kinh doanh. Còn với các ngân hàng thương mại, nếu giải quyết cho doanh nghiệp vay để đảo nợ, tình trạng nợ xấu trong ngân hàng sẽ giảm, ngân hàng giải quyết được nợ cũ và tiếp tục cho vay mới.
Không được nhưng vẫn xảy ra
Theo phân tích của ông Lê Đức Thuý - Trưởng ban giám sát chính sách tài chính tiền tệ quốc gia - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (khi trả lời phỏng vấn của báo chí) thì mặc dù tăng trưởng tín dụng của 2 tháng đầu năm chỉ có 1,28%, tức là tăng trưởng tín dụng thực bao gồm cả tín dụng hỗ trợ lãi suất lẫn tín dụng không hỗ trợ lãi suất chỉ có khoảng 16.000 tỉ đồng - 20.000 tỷ đồng, nhưng giải ngân gói kích cầu bằng hỗ trợ lãi suất đã lên đến gần 150.000 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ tăng trưởng tín dụng thực không lớn như tốc độ giải ngân gói kích cầu.
Có nghĩa là trong thực tế, đã có rất nhiều người vay - kể cả doanh nghiệp và cá nhân, đã trả được nợ cũ rồi vay khoản vay mới theo chuẩn của hỗ trợ lãi suất. Cái lợi đối với doanh nghiệp và người vay là trả được những khoản nợ cũ có lãi suất cao mà trước đó có nguy cơ không trả được, rồi sau đó có thể vay mới để duy trì hoạt động. Rõ ràng là cho dù không được đảo nợ nhưng có thể hiểu đảo nợ vẫn ngầm diễn ra.
Nếu cho phép đảo nợ ?
Khi quy định không cho phép đảo nợ thì đương nhiên là không được phép thực hiện. Chính ông Lê Đức Thuý cũng thừa nhận rằng lo ngại về tình trạng đảo nợ khi vay vốn kích cầu là đúng. Thế nhưng ông Thuý lại khẳng định nếu có trường hợp đảo nợ thì ông cũng ủng hộ. Theo phân tích, khi đảo nợ, doanh nghiệp trả được những khoản vay cũ với lãi suất cao, thì gánh nặng nợ nần giảm đi, mặt khác tình trạng và khả năng xảy ra nợ xấu với các ngân hàng cũng sẽ giảm.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (cũ) - ông Trương Đình Tuyển - khi nói về chuyện đảo nợ, cũng bày tỏ ý kiến đồng tình với việc cho phép thực hiện biện pháp này. Ông Tuyển cũng từng nói sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc nhiều doanh nghiệp muốn vay có hỗ trợ lãi suất để trả nợ cũ.
Nên xử lý như thế nào?
Theo tính toán, với mức hỗ trợ lãi suất 4% từ gói hỗ trợ khoảng 17.000 tỉ đồng, thì số vốn dành cho các doanh nghiệp vào khoảng 620.000 tỉ đồng. Đây là số vốn rất lớn nên việc đảo nợ hay không cho đảo nợ là vấn đề khá quan trọng. Đây chính là việc xử lý, bổ sung sửa đổi một chính sách khi áp dụng vào thực tiễn một cách hợp lý và đúng pháp luật.
Thông thường, khi một chính sách mới được ban hành, được áp dụng vào trong thực tế, đều có thể nảy sinh những yếu tố mới, vấn đề mới. Khi Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn được ban hành, các công ty tài chính không có tên trong danh mục các tổ chức được thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, chỉ sau ít ngày sau khi áp dụng quyết định này, các cán bộ triển khai thực hiện quyết định đã nhận thấy rằng cần giao cho các công ty tài chính thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất, để tạo thuận lợi và bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng cũng như bình đẳng cho các doanh nghiệp đi vay. Với những phân tích dựa trên các căn cứ rõ ràng và thuyết phục của các chuyên gia trong lĩnh vực này và sự phản ánh kịp thời của các phương tiện thông tin đại chúng, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng chấp nhận và quyết định bổ sung các công ty tài chính vào danh mục được thực hiện cho vay có hỗ trợ lãi suất.
Trở lại chuyện được hay không được đảo nợ hiện nay, về lý thuyết, khi không được đảo nợ, hoạt động đi vay và cho vay của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại vẫn diễn ra bình thường như trước, khi có quy định được vay hỗ trợ lãi suất thì có thêm hoạt động đi vay và cho vay có hỗ trợ lãi suất. Với việc hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để mở rộng, đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, phần vì gánh nặng nợ cũ đang còn đó, phần vì đầu ra của sản xuất kinh doanh cũng đang bị bó hẹp do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu... nên không phải doanh nghiệp nào cũng hào hứng vay để đầu tư mới. Một phần khác thì doanh nghiệp còn gặp khó trong khi tiếp cận vốn vay bởi không đáp ứng được điều kiện vay.
Vì thế, nếu xét về khía cạnh hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, thì đảo nợ cũng có thể được chấp nhận, và quy định về đảo nợ cũng có thể được kiến nghị sửa đổi. Cũng có thể quy định trong khoản vay được hỗ trợ lãi suất phải có một tỷ lệ vốn nhất định được đưa vào sản xuất kinh doanh./.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu là nhóm giải pháp gốc  (01/04/2009)
Xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm tăng hơn 71%  (31/03/2009)
Từ 1-4-2009, cán bộ, công chức làm công tác thống kê được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề  (31/03/2009)
Thành lập Trường Đại học Phan Thiết  (31/03/2009)
Nhật Bản nối lại ODA dành cho Việt Nam - Tổng nguồn vốn ban đầu được xác nhận khoảng 900 triệu USD  (31/03/2009)
Phát triển các trường đại học Việt Nam hướng tới tiêu chuẩn quốc tế  (31/03/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên