Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí
Tham gia hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư pháp, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Hội Nhà báo Việt Nam, các bộ, ban, ngành trung ương, lãnh đạo các sở thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chí.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Bắc Son nêu rõ, qua hơn 15 năm thi hành, Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn luật đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động báo chí. Báo chí đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng, loại hình và chất lượng thông tin, qua đó phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cả nước đến ngày 31-12-2013 có 838 cơ quan báo chí với 1.111 ấn phẩm, trong đó có 199 cơ quan báo in và 639 tạp chí. Hàng năm, phát hành hơn 650 triệu bản báo, bình quân 7,22 bản báo/người/năm. Có 90 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp; 67 đài phát thanh, truyền hình.
Báo chí đã thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng dư luận, giáo dục đạo đức xã hội. Báo chí còn là diễn đàn phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, sự phát triển báo chí thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế: Báo chí nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa tương xứng, có hiện tượng “tư nhân hóa”, “thương mại hóa” ở một số tờ báo, cơ quan báo, ảnh hưởng đến chất lượng báo chí. Lãnh đạo một số cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí buông lỏng công tác quản lý, ít chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng, đạo đức cho đội ngũ người làm báo. Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí có những bất cập. Quy trình biên tập, thẩm định nguồn tin không được tuân thủ chặt chẽ, dẫn đến sai phạm, thậm chí cả những vi phạm pháp luật. Việc cung cấp thông tin cho báo chí của một số cơ quan chưa kịp thời,…
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề mới đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí đã vượt qua khuôn khổ Luật Báo chí hiện hành, đặt ra sự cần thiết phải xem xét lại, sửa đổi hoặc ban hành Luật Báo chí mới và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Yêu cầu đặt ra là bám sát các quy định của Hiến pháp năm 2013, nhất là các quy định về quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin; thể chế hóa các quan điểm của Đảng về vai trò của báo chí, về tăng cường quản lý nhà nước đối với báo chí, tạo điều kiện để báo chí phát triển.
Thay mặt ban tổ chức, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trình bày Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, trong đó đề cập đến các nội dung: Tình hình thi hành Luật Báo chí từ năm 1999 đến nay (công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Báo chí, việc thi hành Luật trong xã hội, việc thi hành Luật của các chủ thể quy định trong Luật như cơ quan báo chí, nhà báo, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, công tác phối hợp của các cơ quan chức năng); Những vấn đề đặt ra qua 15 năm thi hành Luật Báo chí và mục đích, yêu cầu, nguyên tắc khi xây dựng Luật Báo chí mới.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí tập trung phân tích những bất cập của Luật Báo chí cũng như việc thi hành Luật Báo chí hiện hành, những ưu điểm, khuyết điểm trong hoạt động báo chí, những ưu điểm, khuyết điểm trong quản lý nhà nước về báo chí, đồng thời kiến nghị những nội dung cần làm rõ trong xây dựng Luật Báo chí mới. Đó là các vấn đề quy hoạch hệ thống các cơ quan báo chí, vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản, mối quan hệ của cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí, việc cung cấp thông tin cho báo chí, kinh tế báo chí, cải chính trên báo chí, báo điện tử, trang thông tin điện tử và quản lý nhà nước đối với loại hình báo điện tử, xây dựng tập đoàn báo chí,…
Hội nghị cũng được nghe Báo cáo giám sát 15 năm thi hành Luật Báo chí của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lê Như Tiến trình bày. Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo chỉ rõ những bất cập qua 15 năm thi hành Luật Báo chí. Đó là tình trạng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt đông báo chí quá nhiều, chồng chéo, không phù hợp; quy hoạch hệ thống cơ quan báo chí chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng làng phí nguồn lực; quản lý nhà nước về báo chí có lúc có nơi bị buông lỏng; có tình trạng thương mại hóa, tư nhân núp bóng nhà nước làm báo; nhiều vi phạm trong hoạt động báo chí,… Báo cáo cũng chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, trong đó có sự bất cập của Luật Báo chí hiện hành cũng như những thay đổi trong tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, đồng thời kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng trong việc tăng cường quản lý hoạt động báo chí.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh gia cao tầm quan trọng của hội nghị, cho rằng báo chí nước ta đã phát triển hết sức mạnh mẽ, mang thông tin đến với mọi nhà, mọi vùng miền của Tổ quốc và ra nước ngoài. Không chỉ làm tốt chức năng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong xã hội, báo chí còn giúp trong việc hoạch định và xây dựng chính sách, làm cho chính sách của Đảng, Nhà nước sát hợp hơn với thực tiễn.
Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu dự hội nghị, nhất là các đồng chí lãnh đạo các cơ quan báo chí xem xét Luật Báo chí hiện hành đáp ứng được đến đâu, điều gì còn vướng mắc, bất cập (không chỉ trong Luật Báo chí mà cả ở những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoạt động báo chí) để sửa đổi. Theo Phó Thủ tướng, sửa đổi Luật Báo chí theo hướng bảo đảm nguyên tắc báo chí cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, để báo chí phát triển mạnh hơn, để nhân dân thực hiện tốt hơn quyền dân chủ của mình; khắc phục tình trạng luật khung, tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm tính ổn định tương đối của Luật.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông với tư cách là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật Báo chí có biện pháp thu hút sự tham gia của công luận, nhất là đội ngũ các nhà báo đóng góp ý kiến để dự thảo luật có chất lượng trình Quốc hội vào tháng 10-2015./.
Đại biểu đề nghị kéo dài thời hạn nghĩa vụ quân sự lên 24 tháng  (12/11/2014)
Dự án Sân bay Long Thành: Sẽ có câu trả lời thành công từ thực tiễn?  (12/11/2014)
Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 tại Myanmar  (12/11/2014)
Cần quy định cụ thể về hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc  (12/11/2014)
APEC nỗ lực vì một châu Á - Thái Bình Dương gắn kết, sáng tạo  (12/11/2014)
Tổng thống Obama: Mỹ không có ý định kiềm chế Trung Quốc  (12/11/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên