Human Rights Watch hãy chấm dứt xuyên tạc, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam
Sự thật là thế nào?
Trước hết, về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, năm 2008 tại Oa-sinh-tơn DC, trong buổi tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Mỹ khi đó, ông G. Bush đã tuyên bố "Tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam".
Đến nay, quan hệ bình thường giữa hai quốc gia đã tròn 15 năm. Trong buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm, Ngoại trưởng Mỹ H.Clin-tơn đã chuyển đến thông điệp của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma mong muốn "Tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia lên mức cao hơn". Ngoại trưởng Mỹ H.Clin-tơn cũng bày tỏ ý kiến của mình về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Bà nói quan hệ hai quốc gia tự nó đã mang ý nghĩa quan trọng, hơn thế đó còn là một phần trong chiến lược tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ với các quốc gia Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Nhắc lại chuyến thăm cách đây 10 năm trên cương vị Phu nhân Tổng thống B.Clin-tơn, bà nói: "Tôi thấy sự năng động, tiến bộ tại Việt Nam ngày nay so với niềm vui của chúng tôi cách đây 10 năm thì hôm nay còn nhiều hơn".
Cho đến nay, quan hệ Việt - Mỹ không chỉ khuôn lại ở hợp tác kinh tế mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như giáo dục - đào tạo, an ninh, quốc phòng... Trong cuộc hội đàm song phương ngày 22-7-2010, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Ngoại giao H.Clin-tơn nhất trí cho rằng, quan hệ hai nước trong 15 năm qua đã đạt được những thành quả ý nghĩa, theo khuôn khổ “quan hệ đối tác hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi”, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước và đóng góp quan trọng cho hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong cuộc gặp gỡ ngắn với báo chí sau khi kết thúc hội đàm, bà H.Clin-tơn bày tỏ: “Tôi thực sự phấn khích khi được trở lại Việt Nam. Đó là cơ hội tuyệt vời để tôi nhìn tận mắt những tiến bộ của mối quan hệ, và chuyến trở lại lần này, tôi trông đợi những bước tiến lớn hơn nữa. Tôi tự hào được quan sát những bước tiến ngoạn mục của quan hệ song phương 15 năm qua, kể từ khi chồng tôi, Tổng thống Bin Clin-tơn thực hiện bình thường hóa quan hệ với Việt Nam”.
Tiếp đó, là vị thế của Việt Nam hiện nay cũng đã khác xa những năm 80 của thế kỷ XX. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia, trong đó có đầy đủ các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; trong nhiệm kỳ 2008 - 2009, Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đã có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản... Tổng Thư ký ASEAN Xu-rin Pít-su-oan (Surin Pitsuwan) khẳng định, trong 15 năm kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN (1995), Việt Nam đã chứng tỏ là một thành viên có trách nhiệm, luôn tích cực ngay từ thời gian đầu tiên. Năm 2010, Việt Nam trong cương vị Chủ tịch ASEAN đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo, dẫn dắt cả Khối đi từ tầm nhìn đến hành động cụ thể. Tất cả các nước thành viên đang đồng lòng cùng Việt Nam đưa ASEAN bước vào giai đoạn phát triển mới và trở thành một chủ thể quan trọng ở tầm cỡ toàn cầu.
Về kinh tế, Việt Nam có sức hấp dẫn của một thị trường lớn với gần 90 triệu dân, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong nhiều năm liền, có vị trí "địa chính trị" và "địa kinh tế" thuận lợi. Ông Matthew. P.Daley, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (US - ASEAN), trong chuyến thăm Việt Nam năm 2009 dự báo: "Trong vòng 3 - 5 năm tới, nước Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam". Theo thống kê, năm 2009, Mỹ là nước dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam với vốn đăng ký lên đến 9,8 tỉ USD.
HRW nên quan tâm đến điều gì?
Phải thừa nhận rằng, về “thành tích” chống phá Việt Nam thì HRW “được” xếp hạng xuất sắc! Nhưng nếu xét từ góc độ quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và lợi ích của chính Hoa Kỳ thì HRW cần xem xét lại. Nhiều hoạt động của HRW đã khiến cho Hoa Kỳ trở thành “cột thu lôi” các cơn giông bão phản ứng của các quốc gia đối với Hoa Kỳ trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. HRW nên nhìn thẳng vào sự thật rằng, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ không chỉ ở một vấn đề nhân quyền, cho dù đó là một khía cạnh trong quan hệ song phương. Hơn thế nữa, là một tổ chức với cái tên gọi theo dõi nhân quyền, HRW cần hiểu rõ mối quan hệ giữa tính phổ quát với tính đặc thù của quyền con người. Sự khác biệt nào đó trong quan niệm về nhân quyền giữa các quốc gia là chuyện bình thường. Tại hội nghị nhân quyền thế giới Viên (Áo), năm 1993, cộng đồng quốc tế đã khẳng định, trong khi áp dụng các chuẩn mực nhân quyền quốc tế, các quốc gia có quyền nội luật hoá các công ước nhân quyền dựa trên "các đặc thù về lịch sử, truyền thống và văn hoá của mình" (2).
Nếu như HRW thật lòng vì nhân quyền cho Việt Nam, thì trước hết hãy lên án các công ty hóa chất sản xuất chất diệt cỏ có hàm lượng chất độc cao hơn mức cho phép đã được rải xuống đất nước Việt Nam, làm cho bao người dân Việt Nam vô tội bị nhiễm chất độc khủng khiếp đó - bị thứ chất độc màu da cam đó tước đi quyền được sống, được làm một con người khỏe mạnh, bình thường. Những hậu quả của chất dioxin đối với người Việt Nam đến nay vẫn còn hết sức nặng nề với khoảng 4,8 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng và 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra. Hậu quả bi thảm này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ và qua bao nhiêu thế hệ. Hội đồng Hòa bình Mỹ, trong tuyên bố phản đối Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác đơn thỉnh cầu của các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam ngày 2-3-2009, khẳng định: đây là sự vi phạm thô bạo của quân đội Mỹ về quyền con người, một tội ác nghiêm trọng chống lại loài người... Nếu vì nhân quyền cho Việt Nam, HRW hãy cùng với Hội đồng Hòa bình Mỹ kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu các công ty sản xuất chất diệt cỏ giết người đó bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Và nữa, HRW hãy lên án những tổ chức hoạt động lật đổ (như Việt Tân chẳng hạn) bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có phương pháp “bất bạo động” nhằm phá hoại an ninh quốc gia của Việt Nam. Rồi nữa, HRW hãy chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, chấm dứt việc xuyên tạc quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Làm như vậy, HRW sẽ vì lợi ích của chính Hoa Kỳ chứ không chỉ lợi ích của Việt Nam./.
(1) Theo RFI, ngày 22-7-2010.
(2) Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người, Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, 2002, tr. 44.
Chặng đường 15 năm Việt Nam đồng hành cùng ASEAN  (28/07/2010)
Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Ðại hội thi đua yêu nước  (28/07/2010)
Việt Nam - ASEAN : 15 năm hội nhập và phát triển  (27/07/2010)
Việt Nam - ASEAN : 15 năm hội nhập và phát triển  (27/07/2010)
Đại hội thi đua yêu nước ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV  (27/07/2010)
Đại hội thi đua yêu nước ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV  (27/07/2010)
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên