Hà Nội nỗ lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
TCCS - Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần với người có công luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt và là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Là địa phương có số người hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng lớn nhất cả nước, trong những năm qua, Hà Nội luôn quan tâm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Không ngừng hoàn thiện chính sách
Hệ thống các chính sách ưu đãi người có công ngày càng được hoàn thiện và cả hệ thống chính trị tham gia triển khai đồng bộ, toàn diện, công tác chăm sóc người có công đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” sâu rộng, xuyên suốt từ Trung ương đến các làng, bản, thôn xóm. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số chỉ thị, nghị định, quy định về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, như Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 25-1-2016, của Thủ tướng Chính phủ, “Về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng”; Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19-7-2017, của Ban Bí thư, “Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng”; Nghị định số 102/2018/NĐ-CP, ngày 20-7-2018, của Chính phủ, về “Quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài”;…
Thời gian qua, thực hiện triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Hà Nội chú trọng quan tâm công tác chăm lo đời sống đối với người có công trên địa bàn thành phố, ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật, như Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND, ngày 5-5-2010, của Ủy ban nhân dân, về “Quy định về miễn giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng và hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng khi được nhà nước tái định cư để giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND, ngày 16-6-2010, của Ủy ban nhân dân, “Về việc phân cấp, cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND, ngày 18-2-2014, của Ủy ban nhân dân, “Về việc quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công; cán bộ, viên chức làm việc tại một số đơn vị trực thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội”; Kế hoạch 61/KH-UBND, ngày 12-3-2021, của Ủy ban nhân dân, về “Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7-1974 - 27-7-2021”; Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND, ngày 20-7-2021, của Ủy ban nhân dân, về “Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội”;…
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” - tri ân từ tận đáy lòng
Phát huy truyền thống nhân ái “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách”, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kêu gọi và phát động toàn thể cán bộ, chiến sĩ; các sở, ban, ngành, cơ quan hành chính sự nghiệp đóng trên địa bàn thành phố tích cực hưởng ứng và đóng góp công sức tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” thành phố, cùng với Đảng, Nhà nước tập trung nguồn lực hỗ trợ người có công với cách mạng có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Công tác chăm sóc người có công đã được triển khai thực hiện thường xuyên, sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều việc làm cụ thể, hình thức phong phú, sáng tạo.
Tính trong 10 tháng đầu năm 2021, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 18.182 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với kinh phí thực hiện trên 92 tỷ đồng. Đến nay, thành phố đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp 10 tháng đầu năm cho trên 84.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.562 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công là 10 tỷ đồng.
Thực hiện triển khai vận động ủng hộ Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” năm 2021 của thành phố, 100% số xã, phường, thị trấn làm tốt công tác công tác đền ơn đáp nghĩa. Toàn thành phố đạt 30,888/22,27 tỷ đồng, đạt 138,7% so với kế hoạch đề ra; tặng 4.396/2.876 sổ tiết kiệm tình nghĩa với kinh phí 5,423 tỷ đồng, đạt 152,9% so với kế hoạch đề ra; tu sửa nâng cấp 79 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí 50,992 tỷ đồng, đạt 168,1% so với kế hoạch đề ra; trích ngân sách địa phương, vận động xã hội hóa cho việc tu sửa nâng cấp 285 nhà ở cho người có công với cách mạng, kinh phí 11,056 tỷ đồng đạt 125,6% so với kế hoạch đề ra (gồm 167 nhà xây mới, 118 nhà sửa chữa); 104/104 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng. Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã đã phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bệnh viện trên địa bàn tổ chức cấp thuốc miễn phí cho gần 12.000 lượt người có công với kinh phí trên 1 tỷ đồng.
Nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, thành phố đã tặng 399.671 suất quà cho người có công với số tiền 170,5 tỷ đồng (nguồn vận động xã hội hóa là 11,2 tỷ đồng). Trong đó, quà của Chủ tịch nước là 120.152 suất, số tiền trên 36,5 tỷ đồng; quà của thành phố là 119.123 suất, số tiền gần 94,6 tỷ đồng; quà của cấp huyện là 56.544 suất, số tiền gần 22,8 tỷ đồng; quà của cấp xã, phường là 103.852 suất, số tiền trên 16,6 tỷ đồng. Cũng nhân dịp ngày Quốc khánh 2-9, các quận, huyện, thị xã đã chuyển 4.865 suất quà tặng người có công tại các địa phương với số tiền 4,04 tỷ đồng (nguồn vận động xã hội hóa là gần 150 triệu đồng). Trong đó, quà của thành phố là 3.305 suất, số tiền gần 3,4 tỷ đồng; quà của cấp huyện là 713 suất, số tiền 406,7 triệu đồng; quà của cấp xã, phường là 847 suất, số tiền 239,4 triệu đồng đến các đối tượng chính sách theo quy định. Một số quận, huyện cũng đã trích ngân sách cấp huyện tặng quà đến các cơ sở cách mạng, người có công thuộc diện nhận quà tặng nhân Kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh 2-9.
Cùng với đó, các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chăm sóc người có công, hỗ trợ người có công và thân nhân thu hoạch, tiêu thụ nông sản… ở khắp các thôn, xóm, khu dân cư hay tại các trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc người có công của thành phố cũng được triển khai đồng bộ. Mặt khác, hoạt động phụng dưỡng, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; thương binh, bệnh binh; bố trí nguồn lực hỗ trợ người có công, gia đình chính sách xây mới, sửa chữa nhà ở… cũng được các ngành, địa phương thường xuyên triển khai.
Quan tâm, hỗ trợ người có công với cách mạng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
Bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đời sống của người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó, ngay trong thời điểm này, các cấp, ngành, đặc biệt là ngành lao động - thương binh và xã hội, các địa phương trên địa bàn thành phố đã chú trọng tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2021; góp phần bảo đảm đời sống cho người có công và thân nhân trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Hà Nội quyết định hỗ trợ đặc thù cho gần 73.000 người có công với số tiền gần 73 tỷ đồng (1 triệu đồng/đối tượng). Để nguồn lực hỗ trợ kịp thời đến với người thụ hưởng, các địa phương đã xây dựng các phương án chi hỗ trợ linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chăm lo tốt nhất về sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và các đối tượng có công với cách mạng khác, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành nhằm tiếp tục thắp sáng ngọn lửa tri ân đối với người có công với cách mạng.
Để các đối tượng sớm được nhận tiền hỗ trợ từ chính sách đặc thù hết sức nhân văn của thành phố, các phường, xã, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn đã không quản ngày đêm, đi đến tận nhà đối tượng để trao kinh phí. Quận Cầu Giấy hỗ trợ cho 362 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi 1; 17 thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; 374 người là thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi. Quận Hoàn Kiếm hỗ trợ 1.654 người có công và 2.129 đối tượng bảo trợ xã hội. Huyện Đông Anh ra quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hàng tháng) là 2.325 người, với tổng số tiền là 2 tỷ 325 triệu đồng…
Có thể nói, để đạt được những kết quả trên là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, sự nỗ lực của ngành lao động - thương binh và xã hội từ thành phố tới quận, huyện, phường, xã về việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc người có công trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được
Nhìn chung, công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã đạt được nhiều kết quả tốt. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các ngành, đơn vị chức năng của thành phố cần đẩy mạnh thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác thực hiện chính sách đối với người có công. Phát huy vai trò của các cấp, các ngành; người đứng đầu cơ quan trong việc tham gia giám sát thực hiện chính sách người có công. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội. Giải quyết kịp thời các đơn, thư của người dân.
Hai là, tham mưu xây dựng nghị quyết, quy định, chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, nâng cao mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, minh bạch các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; giải quyết các trường hợp tồn đọng đề nghị xác nhận người có công; rà soát, giải quyết hồ sơ tồn đọng đối với người có công với cách mạng theo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.
Ba là, triển khai thực hiện tốt các kế hoạch tặng quà người hưởng chính sách thuộc lĩnh vực người có công, gia đình thuộc diện hộ nghèo, người cao tuổi, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, các tổ chức, cá nhân tiêu biểu nhân các dịp lễ, tết. Tổ chức triển khai các hoạt động thiết thực kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ.
Bốn là, đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động nguồn lực của xã hội để chăm sóc người có công, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho người có công. Tu sửa, nâng cấp mộ liệt sĩ, các công trình nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm bảo đảm khang trang./.
Hà Nội với công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu  (01/10/2021)
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc giám sát, bảo đảm chính sách an sinh xã hội  (30/09/2021)
Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội  (30/09/2021)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 - biểu hiện sinh động về vấn đề “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”