Ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án Lô B
TCCS - Ngày 28-3-2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đối tác tổ chức Lễ ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn.
Tham dự buổi lễ, về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng; Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn; các Thành viên HĐTV; phó tổng giám đốc Tập đoàn; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên, chi nhánh, ban quản lý dự án.
Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng Giám đốc. Về phía Công ty MOECO có ông Harada Hidenori - Tổng Giám đốc. Về phía Tập đoàn Mitsui có ông Maruyama Yasuchika - Giám đốc Khối Phát triển Năng lượng Bền vững. Về phía Tổng Công ty thăm dò và khai thác Dầu khí Thái Lan (PTTEP) có ông Piya Sukhumpanumet - Phó Tổng Giám đốc.
Chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn có quy mô rất lớn tại Việt Nam, bao gồm nhiều dự án thành phần (dự án phát triển thượng nguồn, dự án đường ống và các dự án nhà máy điện ở hạ nguồn), với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư (từ các đối tác nước ngoài Nhật Bản và Thái Lan, như MOECO, PTTEP, Marubeni và các nhà đầu tư Việt Nam như Petrovietnam, PVEP, PV GAS, EVNGENCO2, WTO). Quy mô đầu tư toàn chuỗi dự án lên tới gần 12 tỷ USD. Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km, với độ sâu nước biển khoảng 77 mét.
Toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về khu vực quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, cung cấp khí cho các Nhà máy điện Ô Môn I, Ô Môn II, Ô Môn III và Ô Môn IV (với tổng công suất khoảng 3.810 MW), ngoài ra còn có thể cấp bù khí cho khu vực Cà Mau. Trong giai đoạn bình ổn, Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất khoảng 22 tỷ kWh điện, đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Trước đó, ngày 30-10-2023, sau thời gian dài chậm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự quyết tâm của Petrovietnam và toàn bộ các Bên trong Chuỗi dự án, các Bên liên quan trong Chuỗi dự án đã ký kết các Thỏa thuận Khung, các biên bản Thỏa thuận và trao thầu gói thầu số 1 EPC thượng nguồn. Trên cơ sở đó, ngày 28-3-2024, sau quá trình đàm phán trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ cũng như hợp tác cùng phát triển, Petrovietnam và các Bên đã thống nhất ký kết các Thỏa thuận cho Chuỗi dự án.
Việc ký kết thành công các thỏa thuận cho Chuỗi dự án Khí Điện Lô B góp phần bảo đảm tiến độ chung cho toàn chuỗi dự án. Đồng thời, chuỗi dự án sẽ là nguồn lực quan trọng, là bước đệm để hỗ trợ thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 với mục tiêu giảm phát thải carbon để ứng phó biến đổi khí hậu, và Quy hoạch điện VIII được xây dựng hướng tới một hệ thống năng lượng “xanh hơn”, “sạch hơn”, phù hợp với xu thế toàn cầu về chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ.
Các thỏa thuận được ký kết gồm:
1. Hợp đồng mua bán khí (GSPA) Lô B, với các điều khoản cam kết mua bán khí Lô B giữa Chủ mỏ, gồm các Bên Bán là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí, Công ty MOECO (Nhật Bản), Công ty PTTEP (Thái Lan), với Bên Mua (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Lượng khí Lô B mỗi năm được các Bên cam kết giao nhận khoảng 5,06 tỷ m3 trong giai đoạn bình ổn.
2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê các chủ vận chuyển (gồm các Bên: Tổng Công ty Khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty MOECO, Công ty PTTEP), theo các điều khoản, điều kiện cam kết trong Hợp đồng vận chuyển khí (GTA) Lô B, nhằm vận chuyển toàn bộ lượng khí Lô B (khoảng 5,06 tỷ m3/năm) về bờ, qua trạm tiếp bờ tại Kiên Giang và tuyến đường ống trên đất liền từ Kiên Giang về Ô Môn (Cần Thơ).
3. Hợp đồng đấu nối, vận hành và dịch vụ (TOSA) giữa các chủ mỏ (gồm các Bên là Petrovietnam, PVEP, MOECO, PTTEP) và Chủ Vận chuyển (gồm các Bên: PV GAS, Petrovietnam, MOECO, PTTEP). Đây là hợp đồng dịch vụ để đấu nối các trang thiết bị của chủ vận chuyển với giàn khai thác khí Lô B và chủ mỏ sẽ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ liên quan để hỗ trợ chủ vận chuyển trong suốt thời hạn hợp đồng.
4. Lượng khí Lô B sau khi về đến bờ, sẽ được Petrovietnam phân bổ và cung cấp cho các Nhà máy điện tại khu vực Ô Môn. Hợp đồng bán khí Lô B giữa Bên bán (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) với Bên mua (Tổng Công ty Phát điện 2 - EVNGENCO2) sẽ cung cấp một phần khí Lô B cho Nhà máy điện Ô Môn I, với lượng khí mỗi năm khoảng 1,265 tỷ m3 trong giai đoạn bình ổn.
Để việc triển khai chuỗi dự án được đồng bộ, đạt các mục tiêu, kế hoạch đặt ra, những khó khăn, thách thức mà Petrovietnam và các Bên liên quan phải đối diện còn rất lớn. Đó là điểm nghẽn trong các cơ chế, chính sách huy động, vận hành hệ thống điện cho các nhà máy điện tiêu thụ khí Lô B; nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng cho dự án nhà máy điện Ô Môn III; sự tối ưu, rút ngắn thủ tục phê duyệt để tiến độ dự án nhà máy điện Ô Môn IV để đáp ứng yêu cầu của chuỗi dự án; hay là việc đàm phán và ký kết thỏa thuận mua bán điện của các nhà máy điện sử dụng khí Lô B.
Theo Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn, là một bên tham gia vào chuỗi dự án, Petrovietnam luôn coi việc đưa Dự án Lô B vào khai thác là nhiệm vụ rất quan trọng và cần được thực hiện thành công. Việc phát triển Dự án Lô B sẽ đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia .
Thay mặt ban lãnh đạo Petrovietnam, Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với vai trò là Chủ Đầu tư của Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV, trong quá trình đàm phán, thống nhất các hợp đồng mua bán điện, cũng như phối hợp cùng báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi các thông tư cần thiết để các nhà máy điện sử dụng khí Lô B tiêu thụ hết lượng khí theo cam kết trong các hợp đồng mua bán khí liên quan.
Petrovietnam sẽ tiếp tục nỗ lực với quyết tâm cao nhất triển khai các hạng mục công việc trong chuỗi dự án theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, bảo đảm tiến độ giữa các khâu, các dự án thành phần, phấn đấu có dòng khí đầu tiên của dự án trong thời gian sớm nhất./.
“Tết ấm yêu thương, mừng xuân, ơn Đảng” đến với Bộ đội Biên phòng và đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị  (01/02/2024)
Cảm xúc lắng đọng, tự hào từ Chương trình giao lưu nghệ thuật hào hùng, rực rỡ mang tên “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” năm 2024  (28/01/2024)
Hội nghị tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam  (08/01/2024)
9 dấu ấn nổi bật trong năm 2023 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam  (04/01/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển