BSR không thể thành công nếu thiếu sự hợp tác, đồng hành của khách hàng
TCCS - Ngày 16-9-2022, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2022 nhằm cung cấp thông tin về kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty, chiến lược kinh doanh sản phẩm trong năm 2023 cũng như tri ân các khách hàng đã đồng hành cùng BSR trong suốt chặng đường vừa qua.
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương; đại diện lãnh đạo các ngành, nghề, hiệp hội xăng dầu, gas. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), có Thành viên Hội đồng thành viên: Nguyễn Hùng Dũng, Bùi Minh Tiến; Phó Tổng Giám đốc Lê Xuân Huyên và các ban chuyên môn. Về phía Công ty BSR, có Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Văn Hội; Tổng Giám đốc Bùi Ngọc Dương cùng các ông trong Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc Nhà máy và trưởng, phó các ban chuyên môn BSR. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo, đại diện lãnh đạo của gần 50 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu, khí LPG và hạt nhựa của Công ty BSR.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết: Bên cạnh việc tập trung nguồn lực vượt qua “bão kép” của dịch bệnh và giá dầu biến động; các khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý là những nhân tố chính giúp BSR vượt qua khó khăn, thách thức trong hơn 2 năm qua. “Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể quý khách hàng, đối tác, bộ, ban, ngành đã quan tâm, hỗ trợ, giúp sức, chia sẻ nguồn lực để BSR hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Những khủng hoảng trong hơn 2 năm qua không chỉ khó khăn, thách thức mà còn là cơ hội để BSR và các khách hàng tìm ra những con đường mới, cơ hội hợp tác mới cùng nhau phát triển và tiến xa hơn nữa” - Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết.
BSR đã và đang tăng tốc thực hiện chuyển đổi số, cập nhất các xu hướng quản trị hiện đại để nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị, chủ động thích ứng với sự thay đổi và biến động vĩ mô bằng cách không ngừng tối ưu các quy trình hoạt động, các giải pháp, linh hoạt trong kinh doanh và nâng tầm văn hóa doanh nghiệp. BSR đang xây dựng, cập nhật chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với trọng tâm theo xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu.
“BSR tin rằng thỏa mãn nhu cầu khách hàng là nền tảng của sự thành công trong sản xuất, kinh doanh. Mọi hoạt động của BSR đều xuất phát từ sự chân thành chủ động lắng nghe, cùng vượt qua thách thức và lan tỏa thành công. BSR có thể xây dựng các kế hoạch sản xuất, kinh doanh hay chiến lược phát triển, nhưng để thực hiện kế hoạch hay chiến lược phát triển này, BSR không thể thành công nếu thiếu sự hợp tác, đồng hành của tất cả các khách hàng” - Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương chân thành gửi thông điệp.
Phó Tổng Giám đốc BSR Nguyễn Việt Thắng bài trình bày báo cáo tình hình thị trường dầu và các sản phẩm lọc hóa dầu trong nước, quốc tế cho biết: Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nên nhu cầu sản phẩm lọc hóa dầu rất lớn, đặc biệt nguyên liệu nhựa. Đối với thị trường xăng, dầu, từ năm 2018 nguồn cung trong nước đang dần ổn định và đạt khoảng 17 - 18 triệu tấn/năm, trong đó BSR cung cấp khoảng 35% sản lượng. Dự báo nhu cầu xăng tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và đạt đỉnh sớm vào giai đoạn 2030 - 2035.
Đối với sản phẩm LPG, tiêu thụ trong nước hiện nay ước đạt 2,3 triệu tấn (85% cho dân dụng và thương mại, 15% cho công nghiệp). Tuy nhiên, nguồn cung chủ yếu tại khu vực miền Trung và miền Nam với sản lượng khoảng 900 nghìn tấn/năm; trong đó, LPG Dung Quất khoảng 450.000 - 500.000 (tấn/năm), sản lượng LPG Dinh Cố và Cà Mau khoảng 360.000 - 400.000 (tấn/năm); đáp ứng khoảng 35% - 40% nhu cầu cả nước.
Nguồn cung hạt nhựa PP nội địa khoảng 1,3 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 30% - 40% nhu cầu tiêu thụ. PP Nghi Sơn chiếm 20% sản lương sản xuất nhưng chủ yếu được dùng để xuất khẩu. PP Dung Quất chiếm một phần nhỏ thị trường nội địa nhưng là sản phẩm có thương hiệu lâu năm trên thị trường, chất lượng rất tốt. Nguồn cung còn lại từ nhập khẩu từ Trung Đông và châu Á thông qua các nhà sản xuất lớn. Vì vậy, BSR có nhiều dung lượng thị trường để có thể tăng công xuất Nhà máy PP cũng như đầu tư mở rộng sản lượng.
Phó Tổng Giám đốc BSR Nguyễn Việt Thắng nhận định: Thế giới đang dần chuyển đổi năng lượng, mức đầu tư vào phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tăng nhanh từ năm 2020. Năng lượng tái tạo đang dần trở thành xu thế của người tiêu dùng và Việt Nam cũng đang phấn đấu sử dụng năng lượng sạch trong thời gian tới. Để đáp ứng được với những thay đổi nhanh của xã hội nói chung và ngành năng lượng nói riêng, BSR đã và đang tăng tốc thay đổi, tìm kiếm các giải pháp để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển.
Phó Tổng Giám đốc BSR Nguyễn Việt Thắng cũng thông tin tới khách hàng kế hoạch năm 2023, BSR tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5 vào tháng 6 - 8-2023. Công suất vận hành nhà máy trung bình ở 103% công suất thiết kế và sản lượng sản phẩm giảm so với năm 2022 do nhà máy dừng để thực hiện bảo dưỡng tổng thể.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Xuân Huyên nhận định, sự thành công của BSR trong 3 năm qua bên cạnh sự nỗ lực của BSR, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của PVN còn có sự ủng hộ, hợp tác của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xăng, dầu, khí, hạt nhựa trên toàn quốc với tiêu chí lợi ích hài hòa, thách thức sẻ chia. Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Xuân Huyên yêu cầu BSR tiếp tục phát huy nội lực hiện có, hợp tác có chiều sâu với các khách hàng, cùng với khách hàng tiếp tục kiến nghị các chính sách cho phù hợp với thị trường xăng, dầu trong bối cảnh thế giới đang chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ,…
Cũng nhân dịp này, BSR cũng trao kỷ niệm chương nhằm tri ân các khách hàng đã đồng hành cùng BSR trong suốt chặng đường vừa qua./.
Để hợp đồng dầu khí tăng tính khả thi và phù hợp với thực tiễn  (15/09/2022)
Hành trình 5 năm cống hiến và khẳng định  (13/09/2022)
PV Power phấn đấu đạt sản lượng 832 triệu kWh trong tháng 9-2022  (13/09/2022)
Petrovietnam về đích trước 3 chỉ tiêu quan trọng  (12/09/2022)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển