Giữ nhịp sản xuất, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nộp ngân sách Nhà nước 61,8 ngàn tỷ, vượt 46% kế hoạch 7 tháng
Trong 7 tháng đầu năm, nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt 61,8 ngàn tỷ đồng, vượt 46% kế hoạch 7 tháng và bằng 83% kế hoạch năm.
Trong 7 tháng đầu năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp tục phải thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh thị trường dầu khí có nhiều biến động, kinh tế thế giới tiềm ẩn không ít rủi ro, trong khi đó, nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc của Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên vẫn chưa được tháo gỡ kịp thời. Tuy nhiên, với tinh thần, quyết tâm cao nhất, chủ động trong việc xây dựng và đề ra các giải pháp thực hiện, với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của lãnh đạo Tập đoàn, sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng vượt khó của người lao động dầu khí, PVN đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh 7 tháng đầu năm 2018 đề ra.
Theo đó, trong tháng 7, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tiếp tục được triển khai theo kế hoạch đề ra với 1 phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông-1X (lô 09-1, VSP). Tổng sản lượng khai thác quy dầu tháng 7 đạt 2,04 triệu tấn, vượt 15,0% kế hoạch tháng, tính chung 7 tháng đạt 14,48 triệu tấn, vượt 4,6% kế hoạch 7 tháng và bằng 63,4% kế hoạch năm, trong đó: Sản lượng khai thác dầu tháng 7 đạt 1,18 triệu tấn, vượt 11,5% kế hoạch tháng, tính chung 7 tháng đạt 8,32 triệu tấn, vượt 3,4% kế hoạch 7 tháng và bằng 62,8% kế hoạch năm. Sản lượng khai thác khí tháng 7 đạt 0,86 tỷ m3, vượt 20,1% kế hoạch tháng, tính chung 7 tháng đạt 6,17 tỷ m3, vượt 6,2% kế hoạch 7 tháng và bằng 64,2% kế hoạch năm.
Sản xuất đạm tháng 7 đạt 142,2 ngàn tấn, vượt 6,1% kế hoạch tháng, tính chung 7 tháng đạt 969 ngàn tấn, vượt 4,5% kế hoạch so với kế hoạch 7 tháng và bằng 63,0% kế hoạch năm.
Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn tháng 7 đạt 975 ngàn tấn, vượt 3% kế hoạch tháng, trong đó: Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đạt 391 ngàn tấn; Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đạt 539 nghìn tấn. Tính chung 7 tháng đầu năm, sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn đạt 4,85 triệu tấn, vượt 6% kế hoạch 7 tháng và bằng 41,2% kế hoạch năm.
Sản xuất sợi các loại tháng 7 đạt 200 tấn, tính chung từ 20/4 (thời điểm đưa 3 dây chuyền sợi của Nhà máy Xợi Đình Vũ vào sản xuất) đến nay đạt 640 tấn. Đến ngày 24-7-2018 đã xuất bán 246 tấn sợi, với doanh thu đạt 9,5 tỷ đồng. Kế hoạch tháng 8 dự kiến sản xuất 265 tấn sợi DTY.
Riêng với sản xuất điện, trong tháng 7, do tình hình thủy văn thuận lợi nên EVN huy động thấp sản lượng các nhà máy điện của PVN (Cà Mau 1 81%, Nhơn Trach 2 (86%), Vũng Áng 1 (65%)) nên sản lượng điện sản xuất của Tập đoàn đạt 1,68 tỷ kWh, bằng 90,4% kế hoạch tháng. Tính chung 7 tháng, sản xuất điện của PVN 13,48 tỷ kWh, vượt 3,0% kế hoạch 7 tháng và bằng 62,5% kế hoạch năm.
Về chỉ tiêu tài chính, tổng doanh thu toàn Tập đoàn 7 tháng đạt 332,2 ngàn tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch 7 tháng và bằng 56% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn 7 tháng đạt 61,8 ngàn tỷ đồng, vượt 46,0% so với kế hoạch 7 tháng và bằng 83% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận sau thuế 7 tháng đạt 17,8 ngàn tỷ đồng, vượt 32% so với kế hoạch 7 tháng và bằng 94% kế hoạch năm.
Đáng chú ý, ngày 24-7, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex) với Công ty CP An Phát Holdings (APH) và Công ty CP Xơ sợi Tổng hợp An Sơn ký kết hợp đồng hợp tác gia công sợi DTY của Nhà máy Xơ sợi (NMXS) Đình Vũ. Trước mắt PVTex và APH sẽ hợp tác khởi động và vận hành các dây chuyền kéo sợi DTY của phân xưởng Filament với mục tiêu đến cuối quý IV năm 2018 sẽ vận hành toàn bộ các dây chuyền này. Đồng thời, các bên cũng đang tích cực đàm phán Hợp đồng hợp tác vận hành toàn bộ Nhà máy với mục tiêu sớm hoàn thành đàm phán và ký kết hợp đồng.
Với tiềm năng thị trường xơ sợi polyester vô cùng rộng mở, việc hợp tác giữa PVTEX với Tập đoàn APH và các đơn vị thành viên sẽ có triển vọng, góp phần đưa sản phẩm xơ sợi của PVTEX lên tầm cao mới và khẳng định được vị thế của xơ sợi polyester Việt Nam. Sự kiện ký kết hợp đồng gia công sợi DTY có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình vận hành toàn bộ Nhà máy xơ sợi Đình Vũ của PVTEX. Đồng thời mở ra trang hợp tác mới trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm xơ sợi trong và ngoài nước.
Đặc biệt, ngày 31-7-2018, tại Hà Nội, PVN ký kết các hợp đồng phát triển dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt (Lô 05-1b&c), cụ thể: Ký Hợp đồng mua bán khí (GSPA) giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các Chủ mỏ Lô 05-1b & 05-1c, Hợp đồng đấu nối (TSA) giữa các Chủ mỏ Lô 05-1b&c và PV GAS; Hợp đồng bán khí (GSA) giữa PVN và PV GAS - Dự án khí Mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (Lô 05-1b&c). Sự thành công của của Dự án khai thác khí Sao Vàng - Đại Nguyệt sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc bảo đảm năng lượng cho đất nước./.
Hội nghị Nhóm Công tác dược phẩm thuộc Ủy ban Tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng (ACCSQ - PPWG)  (11/08/2018)
Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư  (11/08/2018)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay