Sống khỏe nhờ... "ngậm miệng"!
Sống khỏe nhờ... “ngậm miệng” không phải để nói về lĩnh vực y học mà muốn nói về vấn đề giao tiếp, ứng xử trong quan hệ công tác, sinh hoạt. “Ngậm miệng” không phải là im lặng, mà để khỏi vạ mồm, bởi một lời nói ra nhỡ “sảy miệng” dù chỉ một từ thôi, cũng có khi đi “tong” cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện.
Cuối năm, cơ quan, đơn vị nào cũng họp tổng kết để cùng nhau ngồi lại, trao đổi xem sau một năm làm việc đến nay còn có những vướng mắc nào để tháo gỡ kịp thời và rút kinh nghiệm cho các năm tiếp theo. Việc làm này là hết sức cần thiết, vì qua đó các cơ quan, đơn vị nhìn thấy được những mặt tích cực đã đạt được để tiếp tục phát huy, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập để tìm hướng khắc phục trong những năm tới. Nhiều hội nghị các đại biểu đã đóng góp tích cực, đề ra các giải pháp để cơ quan, đơn vị đưa vào kế hoạch năm sau thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều cuộc họp chỉ có mình chủ tọa độc thoại, họa chăng có 1-2 ý kiến góp vui. Không có người phát biểu không có nghĩa tất cả người tham gia đều đồng lòng, nhất trí với những gì chủ tọa nói. Họ không nói đơn giản là bởi họ muốn giữ mình. Kiểu người “ngậm miệng” này thường biểu hiện ở dáng vẻ khi được mọi người khen ngợi, anh ta cũng không nói nổi lời cảm ơn hoặc tỏ chút nhún nhường, như thể nghiễm nhiên mình xứng đáng được hưởng. Sự “khôn ngoan” của kẻ “ngậm miệng” trước hết là được lòng mọi người, không ai chê ghét, thậm chí còn được nhận xét là người hiền lành, biết điều. Nhưng người ta đâu biết sự ẩn mình tinh quái của dạng người “ngậm miệng” này.
Sau sự im lặng đó, người ta sẽ tìm cách bày tỏ những phản ứng chống đối, như nói mỉa, nói lạc qua chủ đề khác... Không nói nơi diễn đàn to, nhỏ, thì nói nơi riêng rẽ, đặc biệt với “sếp” cấp trên. Bao lời hay, ý đẹp rót vào tai lãnh đạo như mật ngọt, ai cũng phải xiêu lòng. Đáng “khâm phục” hơn, ấy là sự im lặng được duy trì độ bền từ ngày này qua ngày khác. Đồng nghiệp thân cận rỉ tai nhau: Gã ấy có miếng võ cổ truyền cao thủ tuyệt chiêu đến mức cơ quan mấy lần thay giám đốc mà vẫn “sống khỏe”, vẫn bám trụ vững vàng, lại còn được cất nhắc ngồi “ghế” cao hơn.
Những nhân vật “ngậm miệng” này có chung “cá tính” biểu hiện trong các cuộc họp là “đương sự” chỉ tỏ ra chăm chú lắng nghe mọi người nói, chủ tọa có hỏi đến thì gật đầu, nhất trí cả “hai tay”. “Ngậm miệng” khiến cho cái được, cái lợi nghiêng về phía cá nhân họ, nhưng thiệt thòi lại dành cho cả tập thể. Không có chính kiến cá nhân, không lên tiếng bởi ngại va chạm, sợ mất quyền lợi, đã mang nặng “bệnh” chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết vun vén về cho mình.
Im lặng, “ngậm miệng” khiến nhiều cán bộ, đảng viên “thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh”. Lỗi ấy, chính là một biểu hiện của sự suy thoái trong tư tưởng chính trị của người đảng viên, rất cần được nhận diện, phát hiện, triệt tiêu!./.
Đoàn kết “diễn”  (29/11/2022)
Bệnh quá lời  (29/10/2022)
Biết rồi vẫn... “khám”  (01/10/2022)
“Tư duy nhiệm kỳ”... của nhân viên  (11/09/2022)
Đề án phân loại “ong”  (14/07/2022)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm