Đoàn kết “diễn”
Cơ quan bên ấy vốn được tiếng cấp trên đánh giá là cơ bản “đoàn kết”, “nhất trí một lòng”. Các sở, ngành tỉnh nhìn sang rì rầm “bên đó rào giậu kỹ lưỡng, bọc lót kỹ lắm”, chẳng mấy khi “vạch áo cho người xem lưng”. Bao năm nay, chẳng có lấy một cái đơn khiếu nại, khiếu kiện. Ngay cả lời bàn ra tán vào “bằng mặt, chẳng bằng lòng” cũng hiếm khi nghe được. Thế chẳng phải đã là quá tốt là gì?
Ấy mà đùng một cái, từ một bài báo của tỉnh, cấp trên cho kiểm tra khẩn trương, khách quan và minh bạch, thế là mọi việc bỗng vỡ lở. Đúng kiểu “cái kim trong bọc lâu ngày” cũng phải tòi ra. Nào là chi tiêu không đúng quy định; nào là mất tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo; nào là người lãnh đạo, người đứng đầu chưa thể hiện đúng vai trò; nào là tác phong lãnh đạo độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền… Thôi thì đủ thứ “bệnh”, mà toàn là bệnh được cho là “mãn tính”, “kinh niên”, chứ chẳng phải bệnh “cấp tính”, cảm mạo thông thường.
Vậy là bắt đầu, lời bàn ra, tán vào, bình luận nghe đủ cả:
- Tại sao nhiều vấn đề nảy sinh như vậy, từ việc nhỏ tới việc to, mà tiệt chẳng có chút nào dấu hiệu phê bình, góp ý trên các diễn đàn hội họp từ chính quyền tới chi bộ?
- Lãnh đạo thì đành, họ phải liên kết với nhau để “che đậy”; thế anh em phòng ban, nhân viên, hóa ra cũng cùng một giuộc, “bọc lót” cho cấp trên, “đoàn kết” lại để cùng “chung hưởng”?
- Như vậy hóa ra là “đoàn kết” dưới một mái nhà để thụ hưởng thành quả của tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hay sao?
- Suy cho cùng, sự “đoàn kết” ở đây có “phân vai”, “phân nhiệm” hẳn hoi. Đoàn kết từ lãnh đạo, chỉ đạo, tới tổ chức thực hiện, rồi kiểm tra, giám sát; “đoàn kết”, “đồng lòng” trên dưới như một để không một tin tức nào lộ lọt ra ngoài, nên nhờ vậy, bấy năm nay, cái tiếng “đoàn kết” mới giữ được lâu bền như vậy; cơ quan, chi bộ bên ấy còn nhận danh hiệu đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đấy thôi!
Quả vậy, thật buồn cho hai tiếng “đoàn kết”. Từ nguyên nghĩa “đoàn kết” ban đầu là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung tốt đẹp, lại “biến” thành “đoàn kết” để vì cái tiêu cực, cái xấu. Cả một tập thể “đồng lòng”, im lặng, để cùng liên kết, thỏa hiệp với cái sai. Thật đúng là “đoàn kết” kiểu “cá mè một lứa”!
Có ai đó bảo, thật ra, cũng có người lên tiếng đấy, nhưng rồi, chỉ là những thiểu số yếu ớt, “bọ ngựa chống xe”, họ bị dập tắt bởi đám đông hơn, thậm chí bị trù dập, “đánh hội đồng”, vu cho là bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo. Do sự “đoàn kết” được tổ chức “lớp lang”, “bài bản” theo phe cánh, bọc lót tiền hậu kỹ lưỡng, đâm ra những cánh tay giơ lên phản kháng yếu ớt rồi cũng phải chùn bước mà hạ xuống, để rồi cũng ngậm ngùi phải thỏa hiệp với số đông.
Sau sự việc, chi bộ, chính quyền bên ấy bị kỷ luật. Cán bộ lãnh đạo bị điều chuyển sang vị trí khác, mọi việc dần dần đi vào quỹ đạo bình thường. Cuối năm vừa rồi, đơn vị lại được đánh giá cơ bản “đoàn kết”. Hy vọng, “đoàn kết” này là thật, xứng nêu gương!
Bệnh quá lời  (29/10/2022)
Biết rồi vẫn... “khám”  (01/10/2022)
“Tư duy nhiệm kỳ”... của nhân viên  (11/09/2022)
Đề án phân loại “ong”  (14/07/2022)
Hồi ký làm lãnh đạo  (22/06/2022)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm