Biết rồi vẫn... “khám”
Về đến cửa nhà, chưa rũ được mệt nhọc bởi nắng nóng và kẹt xe thì tôi lại bị tra tấn bởi cuộc khẩu chiến của vợ chồng nhà hàng xóm.
Tiếng anh chồng rít qua kẽ răng và đập vào tai tôi không sót một từ: “Đây, kết quả về sự vội vàng, sợ chết của cô đây, cầm lấy rồi cất vào két làm kỷ vật. Tự nhiên đi khám phí tiền, mất thời gian”.
Chị vợ cầm vội tờ giấy, lướt qua, rồi lẩm bẩm: “Con nổi mề đay mà bảo không bị sao! Nhưng anh cũng lạ thật, con ốm ai chẳng xót. Đầy việc biết mười mươi đấy, nhưng để trấn an tâm lý thì dù biết tốn kém vô ích mà người ta vẫn làm đấy thôi”.
- Cô ám chỉ ai - anh chồng hất hàm, mặt căng như dây đàn.
Nói rồi họ kéo nhau vào nhà, đóng cửa như chưa có gì xảy ra.
Buổi tối, nhân lúc đi bộ, cô hàng xóm hồi chiều trút tâm can cùng tôi: “Chị ạ, cái lão nhà em cứ như dở người. Con em bị dị ứng, em sợ trong máu con có độc tố nên cho đi khám, xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không tìm ra nguyên nhân. Vin vào cớ đó, lão rỉa ráy em. Tức khí, em đả cho một trận, lão im tịt”.
Cô giỏi thật, dám trị cả cán bộ lãnh đạo cơ đấy!
- Có gì đâu chị, em bảo: Anh là thủ trưởng mà không biết à? Cả năm cả tháng đi họp, đi kiểm tra, thanh tra ở cơ sở, nhưng có “khám” được ra cái kim đâu. Tại sao dù biết rồi mà các cơ quan cứ đến kiểm tra, đến “khám”? Lão ta nghe xong, lảng nhanh lên gác rồi chuồn mất. Em phải gọi mãi mới xuống ăn cơm.
Đêm ấy, tôi cứ thao thức với lý lẽ của cô vợ anh cán bộ cạnh nhà. Lý lẽ của cô nàng cũng có phần đúng thật. Lâu nay, việc kiểm tra cơ sở của các thủ trưởng cứ như đi chơi, chẳng đi tới đâu. Thực tế, dù liên tục đón tiếp cấp trên đến kiểm tra, nhưng hiệu quả công tác vẫn chẳng được cải thiện là mấy. Hiện tượng thủ trưởng A vừa kiểm tra nơi này thì sau thời gian ngắn thủ trưởng B đã đến “khám”, khiến các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ bận “đón đoàn kiểm tra”. Kiểm tra, thanh tra và “khám” nhiều đã khiến sợi dây kinh nghiệm rút mãi không hết.
Tôi có người bạn làm ở đơn vị cơ sở. Anh tâm sự, được đồng nghiệp phong chức danh cán bộ “toàn bộ”. Hỏi kỹ mới biết, anh phụ trách ngành lớn của địa phương gồm nhiều ngành nhỏ khác nhau. Thế nên, khi cán bộ các ngành ở trên về kiểm tra thì anh đều phải tiếp đón, phục vụ. Anh kể, trước khi các “quan trên” đến kiểm tra, cấp dưới lo đủ các thứ việc. Người thì phối hợp thu thập số liệu, làm báo cáo kiểm tra; người thì tất bật lo hậu cần, tiếp đón. Cơ quan, đơn vị, địa phương có món gì ngon là mang ra thiết đãi. Những cuộc kiểm tra có kế hoạch cứ thế dài mãi, lan từ cơ quan, đơn vị, địa phương này sang nơi khác.
Thời gian gần đây, những cuộc kiểm tra có địa chỉ, theo kế hoạch và chồng chéo lên nhau đã bớt được truyền thông và dường như kín đáo hơn. Nguyên nhân là, sau khi cơ quan chức năng “vạch mặt chỉ tên” các sai phạm, tiêu cực của một số cán bộ ở cơ sở thì lòi ra những cuộc “khám” không ra “bệnh” trước đó. Nhiều cán bộ có bản lĩnh chính trị, có niềm tin và khát khao cống hiến thì “mở cờ trong bụng”. Họ cho rằng, nếu kiểm tra thật, kiểm tra không báo trước nội dung, thời gian, địa điểm thì sẽ ra ối những cái “kim”; sẽ đánh giá được cán bộ làm thật và cán bộ tiến thân bằng chuyên “vá lỗ hổng”. Như vậy, công bằng sẽ được xác lập, cán bộ trung thực, trách nhiệm, sáng tạo sẽ có nhiều cơ hội để phấn đấu.
Tuy nhiên, một số cán bộ khác khi nghe xong câu chuyện tôi kể lại tâm sự, nhiều người sẽ nghe ngóng, âm thầm suy nghĩ, tính toán và tìm cách che đậy khuyết điểm trong tổ chức, lãnh đạo và quản lý. Chỉ cần cấp trên lơ đi, thiếu quyết liệt thì việc kiểm tra hay còn gọi là “khám” sẽ không ra được kết quả. Mong rằng hiện tượng ấy chỉ là số ít.
Rồi đây, việc biết rồi mà vẫn kiểm tra, vẫn “khám” với kết quả “khám” chung chung, phê bình nhạt nhòa, cho có, rồi cũng sẽ nhanh chóng bị đào thải./.
“Tư duy nhiệm kỳ”... của nhân viên  (11/09/2022)
Bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện  (01/08/2022)
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát công tác tổ chức và cán bộ  (23/07/2022)
Đề án phân loại “ong”  (14/07/2022)
Cán bộ “nước chấm”  (24/06/2022)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
- Quản trị di sản bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay