Cán bộ “nước chấm”
Buổi họp lớp kỷ niệm 30 năm ngày ra trường gồm khá đầy đủ những anh tài đã thành danh trên con đường sự nghiệp mà đa phần đang làm việc ở các cơ quan, đơn vị, địa phương diễn ra khá rôm rả. Khi trà dư tửu hậu đã vãn hồi thì những câu chuyện “phía sau quan trường” được hé mở.
Ông L, chuyên viên của Bộ A nổ phát súng đầu tiên bằng cái hất hàm hỏi ông M, người mới được bổ nhiệm chức vụ cục trưởng của một bộ rằng, từ ngày lên chức có “chấm mút” được gì không? Ông M cười phởn phơ, “chấm mút” thì chỉ có vào “lò”. Chỉ có phường “giá áo túi cơm” mới nghĩ đến việc “chấm mút” thôi chứ “công bộc” thì phải cống hiến và làm việc trách nhiệm.
Ông A tức khí đốp luôn: “Điêu, ngày còn là chuyên viên, chổi cùn, rế rách ông còn chẳng tha. Cứ làm ra vẻ cao quý lắm. Đây biết tỏng nhé!”.
Thấy tình hình có vẻ căng và không lợi ở nơi đông người, ông C, hiện là nhà nghiên cứu văn hóa có chút tiếng tăm trong xã hội pha trò: Thời này có ai là không “chấm mút” đâu. Đấy, trong bữa ăn, gia đình nào chẳng có một bát nước chấm để mọi người cùng “chấm mút”. Từ người già đến con trẻ, từ người miền ngược đến người miền xuôi, từ người vùng biển đến người cao nguyên đều hỳ hục “chấm mút” cả đấy thôi. Văn hóa Việt từ nghìn đời nay đều thế, có gì mà phải bàn cãi nữa các ông trẻ. Lời nói của ông C đã góp phần xóa tan bầu không khí căng thẳng.
Kể lại câu chuyện với tôi, ông C trầm ngâm, lúc ấy, thấy niềm vui ngày họp mặt có nguy cơ bị “tạt a xít” nên tớ mới nghĩ ra vấn đề để kéo mọi người không bị sa vào vũng lầy tranh luận hơn thua. Chứ thực ra trong lòng tớ cũng đau vì cái thói “chấm mút” và “cuốc giật vào lòng” của cán bộ. Nhỏ thì xà xẻo vài đồng kinh phí nghiệp vụ, xà xẻo quỹ phúc lợi cơ quan thông qua khai khống số liệu lấy tiền; mua ít xuýt ra nhiều, khai tăng giá để có tiền xăng, tiền nước. To hơn một tí là chiêu “rung cây dọa khỉ” của đội ngũ công chức. Họ vin vào các loại thủ tục hành chính để hành dân, buộc dân phải “lót tay”, “bôi trơn”. Thậm chí, có nơi, có cán bộ còn bắt tay, bật đèn xanh cho người dân, doanh nghiệp đến gặp “cò”. Thế là muốn đến được “cửa quan” thì phải đi qua các “cửa ngách”, “cửa phụ”. Điều ấy khiến cho cái chủ trương “một cửa” của Chính phủ mất đi tác dụng. Đấy, vừa rồi cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam một số công chức địa chính hành dân để trục lợi là một ví dụ điển hình cho cái thói “chấm mút” đang hằng ngày, hằng giờ kéo lùi mọi cố gắng của Đảng, Nhà nước.
Đấy là hiện tượng “to hơn một tí” như bác nói. Thế những biểu hiện “chấm mút” to hơn nữa là gì hả bác?
Cái này thì khó có thể phân tích để tìm ra điểm chung được vì mỗi lĩnh vực có tính chất riêng, đặc thù. Ví dụ hiện tượng “chấm mút” trong đấu thầu, mua sắm trang, thiết bị chẳng hạn. Đó là các biểu hiện móc ngoặc giữa chủ đầu tư với các doanh nghiệp sân sau để thông thầu, chỉ định thầu, nâng giá thầu hưởng lợi mà chúng ta đã biết thông qua các vụ án đã được cơ quan chức năng bóc gỡ, lôi ra ánh sáng thời gian qua. Đó là hiện tượng lập dự án, đề án, công trình nghiên cứu khoa học với những mục đích “kêu như chuông”, nhưng khi đưa vào sử dụng không hiệu quả, “chết yểu” mà dư luận đồn đoán là để giải ngân, rửa tiền.
- Ôi giời, thế xem ra cái hiện tượng “chấm mút” trong cán bộ ta nguy hiểm thật đấy. Nhưng em có điều này hỏi bác, tại sao lại có hiện tượng cán bộ được bố trí vào các chức vụ to mà lại gục ngã?
- Tôi hiểu ý chú rồi. Những trường hợp này cũng có nhiều cách lý giải khác nhau. Thứ nhất là họ quen “chấm mút”, nhưng chưa bị phát hiện, chưa bị “vạch mặt chỉ tên” nên “ngựa quen đường cũ”. Khi quyền cao thì họ tiếp tục “chấm mút” miếng to hơn. Nhưng cũng có trường hợp vào thế “cưỡi trên mình hổ”, bị “đại bác” bắn phá mãnh liệt và phải “lao vào guồng máy”. Cũng có trường hợp bị lóa mắt trước đồng tiền nên tìm mọi kẽ hở để tạo điều kiện cho “sân sau” và nhận “lại quả”. Dĩ nhiên, “lại quả” không phải là chút “váng mỡ” mà là những tài sản kếch xù, là những căn nhà, miếng đất, những vật dụng có giá.
Cuối câu chuyện với tôi, nhà nghiên cứu văn hóa đáng kính cười tươi hỏi: Có cách để loại bỏ được cán bộ “nước chấm” ra khỏi bộ máy đấy, cậu có biết không?
Tôi bứt tóc, vò đầu nhăn mặt “em chịu”.
Vấn đề quan trọng nhất là phải kiểm soát được thu nhập và tài sản của cán bộ. Hiện nay việc này đang rơi vào tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Nếu làm tốt thì sẽ không còn vấn nạn cán bộ “nước chấm”. /.
Công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ninh  (22/06/2022)
Nhận diện tham nhũng dưới góc độ nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống  (20/06/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Nhà nước Lào Khamphan Phommaphat  (01/06/2022)
Ngăn chặn “lợi ích nhóm” trong khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam hiện nay  (11/05/2022)
Cái “tôi” nặng thì cái “tội” lớn?!  (10/05/2022)
- Đảng bộ tỉnh Lai Châu chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ và công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
- Vạch trần phương thức, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội Facebook để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam
- Chính sách ngoại giao của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Văn hóa - Xã hội
Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay