Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế
Có thể nói, trong tuần cuối của tháng 5 này (từ 21 đến 27-5), hoạt động đối ngoại của Việt Nam diễn ra hết sức sôi động. Thủ đô Hà Nội lần lượt đón nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao ở các nước thuộc châu lục khác nhau: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đến thăm chính thức, và, cũng tiễn nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đi thăm hữu nghị chính thức một số nước.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Nguyên thủ Cộng hòa Liên bang Đức kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (23-9-1975) để tìm hiểu đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế sau Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam và sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới; trao đổi để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư còn nhiều tiềm năng giữa hai nước nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp Đức mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Hiện nay, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Đầu tư trực tiếp của Đức ước tính khoảng 380 triệu USD với trên 85 dự án, xếp thứ 5 trong số các nước Tây Âu đầu tư tại Việt Nam. Năm 2006, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Đức đạt trên 2 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất hơn 1,3 tỉ USD. Việt Nam là nước đứng thứ 3 tại châu Á nhận được cam kết giúp đỡ về hợp tác phát triển của Đức. Từ năm 1990 đến nay, Đức viện trợ cho Việt Nam gần 640 triệu Euro; trong đó, tài khoá 2006 – 2007 là 91,5 triệu Euro. Phần lớn số tiền trên là viện trợ không hoàn lại, còn lại là vay lời lãi suất thấp theo điều kiện của OECD. |
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Horst Köhler bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua; nhất trí về phương hướng đẩy mạnh quan hệ hợp tác Việt Nam - Đức lên tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng phong phú của hai bên và đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước. Ngay sau cuộc hội đàm chính thức, đã diễn ra lễ ký “Thoả thuận khung giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Liên bang Đức về việc đưa tiếng Đức vào giảng dạy thí điểm như một ngoại ngữ thứ hai tại một số trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", và “Ý định thư về việc thành lập Trường Đại học Đức tại Việt Nam giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Đại học, Nghiên cứu và Nghệ thuật bang Hessen – Cộng hòa Liên bang Đức”.
2. Thủ tướng Nhà nước Kuwait Sheik Nasser Al-Mohammad Al-ahmad Al-sabah đã sang thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 25-5-2007 theo lời mời của của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Việc Thủ tướng Kuwait lựa chọn Việt Nam là nước châu Á đầu tiên trong chuyến thăm khu vực đã chứng tỏ tầm quan trọng của chuyến thăm lần này. Thủ tướng Nhà nước Kuwait Sheik Nasser Al-Mohammad Al- ahmad Al-sabah bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam và khẳng định: Quan hệ giữa Việt Nam và Kuwait là mối quan hệ lịch sử. Hai nước cần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trên các lĩnh vực vì lợi ích chung của hai nước. Hai Thủ tướng đều cho rằng: quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Hai bên cần tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao nhằm tăng cường quan hệ, hiểu biết để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhà nước Kuwait đã thành công tốt đẹp bởi nhiều chương trình, kế hoạch và hoạt động cụ thể đã được thỏa thuận và dự định sẽ nhanh chóng triển khai trong thời gian tới:
Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Kuwait đạt 380 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2002. Việt Nam xuất sang Kuwait chủ yếu là dệt may, hải sản, đồ gỗ, máy vi tính, điện tử, hạt tiêu, giày dép, gốm sứ và nhập chủ yếu là dầu DO, phân urê, chất dẻo nguyên liệu, vải các loại |
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Kuwait sớm mở Đại sứ quán tại Việt Nam”. Trong vòng 2 tháng tới, Kuwait sẽ mở Đại sứ quán tại Hà Nội và sẽ sớm mở Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hai Thủ tướng cũng nhất trí tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng (sân bay, bến cảng); bảo hiểm, tài chính, viễn thông…đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí. Thủ tướng Kuwait khẳng định: “Các công ty dầu lửa của Kuwait đều mong muốn được hợp tác đầu tư nhiều hơn ở thị trường Việt Nam. Chính phủ Kuwait sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường quan hệ, hợp tác với các nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh….
- Hai nước sẽ phối hợp tổ chức sớm Diễn đàn doanh nghiệp, triển lãm Thương mại tại Việt Nam và Kuwait để doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Hai Thủ tướng cũng thống nhất sớm đi đến ký kết hiệp định về hợp tác lao động cũng như mở rộng hợp tác trong lĩnh vực hàng không…
- Hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký 3 văn kiện cấp nhà nước giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và Kuwait. Đó là: Nghị định thư về việc thành lập Uỷ ban hỗn hợp giữa hai Chính phủ; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Thoả thuận hợp tác giữa Phòng công nghiệp và Thương mại hai nước.
- Cuối tháng 5, ba hãng hàng không của Kuwait sẽ tới Hà Nội bàn với Hàng không Việt Nam để mở các tuyến bay giữa hai nước.
- Kuwait quyết định không hạn chế số lượng người Việt Nam tới Kuwait, thực hiện cấp thị thực nhập cảnh cho công dân Việt Nam ngay tại sân bay mà không có trở ngại nào và sẵn sàng chào đón lao động Việt Nam sang làm việc trong tất cả các ngành nghề.
- Kuwait cũng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước vùng Vịnh.
Hội đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
và Tổng thống Thabo Mbeki
Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm đất nước Việt Nam, chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội lần thứ XII, chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới và đã tổ chức hết sức thành công Hội nghị cấp cao APEC.
Tổng thống Thabo Mbeki bày tỏ mong muốn tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam theo tinh thần “Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển” do Tổng thống Thabo Mbeki và Thủ tướng Phan Văn Khải ký tháng 11-2004; đánh giá cao vai trò, vị trí của Việt Nam ở khu vực, trong Phong trào Không liên kết và trên thế giới.
Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Nam Phi và Việt Nam, Tổng thống Thabo Mbeki khẳng định Nam Phi ủng hộ Việt Nam trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khoá 2008 – 2009 và đã quyết định công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có quy chế kinh tế thị trường.
Tổng thống Tha-bô Mơ-bê-ki đánh giá cao những tiến bộ và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo; hài lòng về thoả thuận hợp tác giữa ba bên là Việt Nam-Nam Phi-Ghi Nê trong sản xuất lương thực, giúp Ghi Nê đảm bảo an ninh lương thực.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Nam Phi đã đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước hơn 10 năm qua, cũng như những đóng góp tích cực của Nam Phi cho hoà bình, ổn định và phát triển ở châu Phi và trên thế giới. Chủ tịch cũng khẳng định Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, vì hoà bình, hợp tác và phát triển, coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ với các nước bạn bè truyền thống ở châu Phi, trong đó có Nam Phi.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Thabo Mbeki đã có cuộc gặp gỡ với báo chí và ký Tuyên bố chung Việt Nam- Nam Phi; chứng kiến lễ ký Biên bản phiên họp thứ nhất “Diễn đàn đối tác liên Chính phủ Việt Nam- Nam Phi”, “Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ” và “Hiệp định hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nam Phi”.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Christopher Hill cho biết trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, ông đã có các cuộc gặp gỡ và thảo luận hữu ích với các quan chức Việt Nam. Nội dung các cuộc thảo luận tập trung vào những bước phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ông C. Hill nhấn mạnh, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam có một nền tảng lớn và nhiều triển vọng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam không chỉ phát triển đầy tự tin về mặt kinh tế mà còn gia tăng vị thế quốc tế. “Tôi đến đây đúng vào dịp Việt Nam đang đón tiếp nhiều đoàn quốc tế lớn, cho thấy vai trò và vị thế ngày càng đi lên của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ với Việt Nam”. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định: trong vòng 12 năm qua, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những bước phát triển rất ấn tượng, vì thế, giữa hai nước luôn có rất nhiều vấn đề để thảo luận trong mọi lĩnh vực để thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn nữa.
Về chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khẳng định, đây có thể sẽ là một cơ hội quan trọng để người Mỹ biết thêm nhiều về sự phát triển của Việt Nam và “Việt Nam có thể tự hào về sự phát triển của mình”.
Cùng chung một cảm nghĩ như vậy về sự phát triển kinh tế của Việt Nam, Tổng giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer đã đánh giá cao tiềm năng, tài năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam. Trong buổi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng 21-5, ông nhấn mạnh: nhìn từ góc độ toàn cầu, không có một quốc gia nào đang nổi hiện nay mà phát triển công nghệ thông tin và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ như Việt Nam. Microsoft nghiêm túc thực hiện các cam kết hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam, đặc biệt là trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer đã chứng kiến Lễ ký kết Thoả thuận hợp tác Nhà nước- Doanh nghiệp và Hợp đồng bản quyền phần mềm Microsoft Office giữa Bộ bưu chính viễn thông nước ta và Tập đoàn Microsoft. Thỏa thuận hợp tác Nhà nước- Doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghệ thông tin viễn thông năng động của Việt Nam.
5. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thăm chính thức Nhật Bản
Nhận lời mời của Ngoại trưởng Nhật Bản Aso Taro, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 22 đến ngày 26-5-2007. Mục đích chuyến thăm lần này của Phó Thủ tướng là nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước theo hướng đối tác chiến lược sau chuyến thăm của Thủ tướng hai nước; tham dự phiên họp của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản nhằm triển khai cam kết hợp tác giữa Chính phủ hai nước; dự Hội nghị quốc tế “Tương lai châu Á” lần thứ 13 do thời báo kinh tế Nikkei tổ chức.
Trong chuyến thăm lần này, Phó Thủ tướng đã làm việc với Bộ trưởng Kinh tế - Công nghiệp Nhật Bản Amari Akira, thảo luận về kế hoạch thực thi 3 dự án quan trọng của Việt Nam: xây dựng khu công nghệ cao Hoà Lạc, xây dựng đường cao tốc Bắc Nam và xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam...; bàn tới việc thúc đẩy quá trình đàm phán hiệp định thương mại giữa hai nước và việc Nhật Bản công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.
Tại phiên khai mạc Hội nghị quốc tế “Tương lai châu Á” lần thứ 13 do thời báo kinh tế Nikkei tổ chức với chủ đề “Việt Nam đồng hành cùng châu Á ngày càng năng động và gắn kết”, Phó Thủ tướng đã có bài phát biểu quan trọng, giới thiệu những thành quả của Việt Nam sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới. Cho tới nay, Việt Nam đang được đánh giá là nước có môi trường chính trị xã hội ổn định nhất trong khu vực, là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất trong các nước ASEAN. Nói về chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường của Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam đã và đang vận hành theo cơ chế thị trường với các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng và khuyến khích phát triển. Kinh tế tư nhân của Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh cũng đang được thúc đẩy một cách nhanh chóng. Trong lĩnh vực đối ngoại, với tinh thần chủ động hội nhập, đa dạng hoá, đa phương hoá và sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy của các nước, Việt Nam đang có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, tham gia hầu hết các thể chế hợp tác khu vực và thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Hai nước Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển và củng cố mối quan hệ song phương theo hướng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đang đàm phán để ký kết hiệp quan hệ đối tác kinh tế. Tôi tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp của mối quan hệ hai nước sẽ vươn lên tầm cao mới. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều lạc quan nỗ lực hết mình để xây dựng ngôi nhà chung châu Á hoà bình, ổn định thịnh vượng và phát triển”.
Chính giới và giới doanh nhân của Nhật Bản đánh giá cao chuyến thăm Nhật Bản lần này của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm; đồng thời khẳng định đây là thời điểm thuận lợi nhất để hai nước phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Tổng thống Chile Michelle Bachelet và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
trong lễ đón tại
Sáng 24-5, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức các nước Cộng hòa Chile, Cộng hòa Liên bang Brazil, Cộng hòa Boliva Venezuela, Cộng hòa Cuba… Chuyến thăm của Tổng Bí thư theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Michelle Bachelet, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inacio Lula Da Silva, Tổng thống Cộng hòa Boliva Venezuela Hugo Chavez Frias, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Fidel Castro Ruz.
La Habana là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm chính thức các nước Mỹ Latinh của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Esteban Lazo Hernandez đánh giá cao chuyến thăm chính thức đầu tiên đến các nước Mỹ Latinh của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cho rằng chuyến thăm là sự kiện rất quan trọng, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với Chile, Brazil và Venezuela nói riêng và các nước trong khu vực Mỹ Latinh nói chung lên những bước phát triển mới.
Trong ngày đầu tiên thăm Chile của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng thống Michel Bachelet khẳng định Chile sẽ là đầu cầu để Việt Nam mở rộng quan hệ với các quốc gia khác tại Mỹ Latinh. Nhà lãnh đạo Chile nêu bật những điểm tương đồng giữa Chile và Việt Nam: hai nước đều chủ trương tận dụng các cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ và thách thức của quá trình toàn cầu hoá, chia sẻ tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm công bằng xã hội. Tổng thống Chile cũng nhấn mạnh hai nước có chung quan điểm về những vấn đề quốc tế như cần phải tăng cường vai trò của Liên hợp quốc để cơ quan này đóng vai trò quyết định trong giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc tế và bảo đảm một thế giới đa phương.
Bà Michel Bachelet nêu rõ đây là chuyến thăm Chile đầu tiên của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và hy vọng rằng quan hệ giữa hai nước không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Những kết quả và ấn tượng tốt đẹp của các hoạt động đối ngoại tuần qua đã khẳng định một cách sinh động đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam: “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển” “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”(1). Sự quan tâm, tin tưởng và hợp tác của cộng đồng quốc tế là những khích lệ quan trọng làm cho chúng ta tự tin hơn, bổ sung thêm vào hành trang của đất nước trên con đường chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới.
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 38
Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức  (24/05/2007)
Rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng - một nội dung quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay  (24/05/2007)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hóa nghệ thuật  (23/05/2007)
Hồ Chí Minh với phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham ô, lãng phí  (23/05/2007)
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (23/05/2007)
Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI  (23/05/2007)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên