Chiến sĩ Điện Biên nơi giảng đường đại học
Nhiều thế hệ sinh viên của Trường đại học Thương mại đều biết và kính trọng thầy giáo Vũ Quang Anh. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục được mời làm Phó chủ nhiệm Khoa Thương mại, Trường đại học dân lập Kinh doanh và Thương mại Hà Nội.
Không chỉ nhiều thế hệ sinh viên quý trọng thầy Anh, mà lớp chiến sĩ Điện Biên Phủ chúng tôi cũng mến phục người tiểu đội trưởng của mình. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Vũ Quang Anh là người có trình độ học vấn cao nhất tiểu đội (lớp 10/10) lại luôn hòa nhã, khiêm nhường, gần gũi, đồng cam cộng khổ cùng chiến sĩ. Nói đi đôi với làm, anh luôn gương mẫu trong học tập, rèn luyện. Tôi vẫn nhớ như in, trưa 13-3-1954, được giao đảm trách phó đài quan sát của Trung đoàn lựu pháo 45, đặt ở điểm cao 675 (cách cứ điểm Him Lam hơn 2km), muốn tự mình trực tiếp đối chiếu tọa độ, nên mặc dù đạn cối của địch nổ sát bên, anh vẫn không nao núng, kiên trì bám trụ quan sát, đối chiếu. Khi đạn cối của địch nổ chát chúa vào đài quan sát, Trưởng tiểu ban quan thông của trung đoàn hạ lệnh: “Quang Anh tháo máy vào vị trí ẩn nấp”, anh mới thực thi mệnh lệnh. Vừa ôm máy ngồi thụp xuống thì một quả đạn nổ ngay cửa quan sát, mảnh đạn cắm phập vào vách hầm.
Khoảng 21 giờ ngày 13-3-1954, được pháo binh chi viện, bộ binh của ta đã làm chủ được mỏm 1 và mỏm 2 của cứ điểm Him Lam, còn mỏm 3 xung kích bị hỏa lực pháo binh địch bắn chặn ngay cửa mở, bộ đội ta thương vong nhiều mà vẫn không xung phong lên được. Cán bộ, chiến sĩ đài quan sát trong lòng nóng như lửa đốt. Các mục tiêu trận địa pháo 105mm và 155mm của địch đều bị pháo binh ta đánh đòn phủ đầu phải câm bặt, vậy còn trận địa pháo nào đang bắn? Từ việc đối chiếu bản đồ với thực địa, Quang Anh báo cáo: “Còn trận địa cối 120mm bố trí ở phía tây đồi D, chưa xác định được” và anh quay máy về phía đồi D. Trung đoàn giao nhiệm vụ cho các Đại đội 801 và 804 đánh vào trận địa cối địch, bộ binh ta thừa thắng xông lên, toàn bộ cứ điểm Him Lam bị tiêu diệt.
Năm 1961, Thiếu úy Vũ Quang Anh có quyết định chuyển ngành về Tổng cục Vật tư, công tác tại Phòng Thống kê, đảm trách mảng các nhà máy cơ khí. Từ một chiến sĩ quan trắc pháo binh, chỉ quen với việc quan sát, đo đạc, tính toán các phần tử bắn, nay “đụng đến” pit-tông, xi-lanh, xéc-măng, trục khuỷu... anh đều không nắm rõ, nên quyết định đi học tại chức tại Khoa Chế tạo máy, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, đồng thời tham gia lao động để đạt chứng chỉ thợ cơ khí bậc 2. Ngoài chuyên môn, anh còn học tiếng Nga, tiếng Pháp, học thêm lớp chính trị-kinh tế, toán kinh tế và làm nghiên cứu sinh tại Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Trên cương vị Phó viện trưởng Viện Khoa học-Kỹ thuật-Kinh tế-Vật tư của Bộ Thương nghiệp (trước đây) anh trực tiếp nghiên cứu thành công nhiều đề tài khoa học cấp bộ, cấp Nhà nước và bảo vệ xuất sắc luận án phó tiến sĩ.
Liên tục 37 năm kiên trì phấn đấu, được tôi luyện ở chiến trường Điện Biên Phủ, năm 1995, ông nghỉ hưu và được mời làm Phó chủ nhiệm Khoa Thương mại, Trường đại học dân lập Kinh doanh và Thương mại Hà Nội. Đến nay, lớp cựu chiến binh thời Điện Biên Phủ, bạn chiến đấu của ông vẫn khen ngợi, tự hào: Vũ Quang Anh thực sự là tấm gương sáng về lòng kiên trì, luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên./.
Luân chuyển, tăng cường cán bộ, trí thức trẻ về công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo (29/04/2009)
Mít-tinh trọng thể kỷ niệm 34 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-4 và 123 năm Ngày quốc tế lao động 1-5 (29/04/2009)
Mít-tinh trọng thể kỷ niệm 34 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-4 và 123 năm Ngày quốc tế lao động 1-5 (29/04/2009)
Việt Nam với các Mục tiêu Thiên niên kỷ (29/04/2009)
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam