GMS thảo luận về vấn đề an ninh lương thực
Các quan chức cấp cao về nông nghiệp của các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) đã nhóm họp tại Viên-Chăn (Lào) để thảo luận về vấn đề an ninh lương thực. Trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu trong thời gian qua có những diễn biến bất lợi, gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực của người dân trong khu vực, cuộc họp nhằm đưa ra các khuyến nghị giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được vai trò của các nước thành viên GMS trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng này, thông qua sự hợp tác khu vực và quốc tế.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về xu hướng giá lương thực trên toàn cầu, tác động đối với khu vực cũng như những đối sách chiến lược để đối phó với các thách thức an ninh lương thực đang đặt ra; trao đổi dữ liệu, thông tin và công nghệ nhằm thúc đẩy việc quản lý, canh tác đất đai và sử dụng hệ thống tưới tiêu một cách có hiệu quả, cũng như các cách thức xử lý và bảo quản sau thu hoạch.
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận về phương thức ngăn chặn tình trạng tăng giá lương thực thông qua việc tìm kiếm một thoả thuận chung nhằm tăng cường công tác xuất khẩu gạo và lên kế hoạch lập kho dự trữ gạo trong khuôn khổ ASEAN + 3.
GMS gồm các nước Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma và Trung Quốc, được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Ban đầu, GMS bao gồm các nước nằm trong lưu vực sông Mê Công: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Năm 2004, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã được đưa vào hợp tác GMS.
Mục tiêu của GMS là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mê Công./.
Nghiên cứu công tác tư tưởng, lý luận tại Trung Quốc  (26/09/2008)
Trung Quốc phóng thành công tầu vũ trụ có người lái Thần Châu -7  (26/09/2008)
Khởi công xây dựng tổ hợp hóa dầu Long Sơn  (26/09/2008)
Nhập siêu tháng 9 thấp nhất từ đầu năm đến nay  (25/09/2008)
Xuất khẩu hạt điều tăng nhờ được giá  (25/09/2008)
Thành phố Hồ Chí Minh: tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 10,5%  (25/09/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên