Tưng bừng “Ngày khuyến học Việt Nam”
Rộn ràng ngày khai trường.
Ngày 2-10-2008, Hội Khuyến học Việt Nam sẽ tổ chức “Ngày Khuyến học Việt Nam”. Ban Tổ chức cho biết sẽ có khoảng 500 đại biểu là học sinh, sinh viên, gia đình, dòng họ có nhiều thành tích, gương sáng trong học tập tham gia vào hoạt động đầy ý nghĩa này.
Trên 6 triệu người tham gia tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam
Ngày 2-10-1996, Hội Khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam đã được thành lập. Chủ tịch đầu tiên của Hội là Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Nguyễn Lân; Chủ tịch danh dự của Hội là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền từ trung ương tới địa phương, sự hợp tác và hỗ trợ của các bộ, ban, ngành và các tổ chức xã hội, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, phong trào khuyến học không ngừng phát triển. Phong trào khuyến học, khuyến tài trong 12 năm qua đã phát triển và mở rộng không ngừng, lan tỏa trên mọi địa bàn dân cư trong cả nước. Từ chỗ có khoảng 100.000 hội viên (năm 1996) đến nay Hội đã có trên 6.000.000 người, sinh hoạt trong hơn 250.000 chi hội ở các thôn bản, trường học, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà chùa v.v.. Trong 5 năm từ 2003 - 2008, mỗi năm các quỹ khuyến học của các cấp Hội đã chi trung bình từ 250 tỉ đồng đến 300 tỉ đồng để hỗ trợ sự phát triển giáo dục và đào tạo như: hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo, tặng thưởng cho học sinh giỏi, những khoản trợ cấp cho giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn. Mỗi năm có khoảng 2-3 triệu học sinh, sinh viên được hưởng sự giúp đỡ của các quỹ: Quỹ Khuyến học của Trung ương Hội, Quỹ Vòng tay đồng đội (dành cho con em thương binh, liệt sĩ và bộ đội có hoàn cảnh khó khăn), quỹ của các Hội ở tỉnh, thành, quỹ của các dòng họ khuyến học.
Khuyến học để xây dựng xã hội học tập
Tiếp bước các phong trào: “Truyền bá quốc ngữ”, “Bình dân học vụ”, “Bổ túc văn hóa” trước đây, phong trào Khuyến học - Khuyến tài đã và đang hướng tới thực hiện xây dựng xã hội học tập từ cơ sở với khẩu hiệu “Giáo dục suốt đời cho mọi người”. Hội khuyến học Việt Nam đã phát động thi đua xây dựng “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ khuyến học”. Gia đình hiếu học là một danh hiệu dành cho những gia đình đạt 3 tiêu chuẩn: a) Con em học khá trở lên, không lưu ban bỏ học, không mắc những tiêu cực xã hội; b) Các thành viên trong gia đình đều tham gia những hình thức học tập thường xuyên; c) Gia đình tích cực tham gia phong trào khuyến học.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn xã, phường. Cả nước hiện có trên 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, thu hút hơn 9.000.000 người theo học các lớp chuyên đề của hệ thống các trung tâm này. Cùng với việc phát triển nhanh và có chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng, Hội Khuyến học đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp…, tổ chức các loại hình trường, lớp đa dạng, thiết thực như, các lớp bổ túc văn hoá, các trung tâm học tập từ xa, các trung tâm bồi dưỡng tin học và ngoại ngữ, các lớp học tại chức trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các lớp học nghề và truyền nghề tại các làng nghề truyền thống hay làng nghề mới, các trường lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Những trường lớp đó đã đào tạo và bồi dưỡng cho trên 6.000.000 lao động, 36.000 trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi hoặc không nơi nương tựa./.
Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm lần thứ 63 ngày Nam Bộ kháng chiến  (24/09/2008)
Bão số 6 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Bộ  (24/09/2008)
Xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại  (24/09/2008)
Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhất trong 10 nước tăng trưởng cao  (24/09/2008)
Sẽ xây công viên tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng  (24/09/2008)
Thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt Nam - U-crai-na  (24/09/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên