Cử tri Hà Nội đồng tình với quyết định cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt - Tổng giám mục giáo phận Hà Nội
Ngày 23-9, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri các quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII.
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đều đồng tình với Ủy ban nhân dân thành phố về quyết định cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục giáo phận Hà Nội và một số giáo sỹ ở giáo xứ Thái Hà. Đây là một việc làm cần thiết, theo đúng pháp luật của Nhà nước. "Những hoạt động của ông Ngô Quang Kiệt cũng như các giáo sỹ ở nhà thờ Thái Hà vừa vi phạm pháp luật Việt Nam, vừa đi ngược với đạo lý hòa bình của đạo Thiên chúa giáo” - Ông Trịnh Bá Lương, cử tri phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm nói.
Góp ý về cách thức tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Hồng Sơn, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng cho rằng: Ngoài hình thức tiếp xúc tập trung ở hội trường, các đại biểu Quốc hội cần có những cuộc tiếp xúc không hẹn trước, trực tiếp tại nơi cử tri làm việc và sinh sống; đồng thời đại biểu Quốc hội cần tăng cường công tác giám sát, đặc biệt là giám sát những vấn đề mà người dân kiến nghị, thường tập trung vào việc thực hiện các dự án và vấn đề thu hồi đất... Trên cơ sở đó đốc thúc các cơ quan chức năng trả lời cho dân biết.
Liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại, nhiều cử tri kiến nghị cần phải có hình thức kỷ luật đối với những người có trách nhiệm để tồn đọng đơn thư không giải quyết từ 10 năm trở lên và đề nghị phải có chế tài đối với những trường hợp đơn thư đã giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, thấu lý đạt tình mà vẫn kiện cáo, gây mất trật tự an ninh.
Bà Ngô Thị Doãn Thanh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần giải quyết dứt điểm những đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của mình; trước mắt, phải phân loại việc nào liên quan đến cán bộ cấp phường, việc nào liên quan đến cấp quận để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Chậm nhất đến ngày 30-10 phải báo cáo với đoàn đại biểu Quốc hội thành phố về việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Về đổi mới công tác tiếp xúc cử tri, bà Ngô Thị Doãn Thanh tiếp thu các ý kiến góp ý và sẽ lựa chọn phương pháp giám sát để theo dõi việc giải quyết các đơn thư khiếu nại và kiến nghị chính đáng của cử tri. “Đoàn đại biểu Quốc hội không chỉ dừng lại ở việc tiếp xúc cử tri tại trụ sở mà sẽ trực tiếp xuống khu dân cư để nghe được đầy đủ các ý kiến cụ thể”, bà Thanh khẳng định./.
Phát huy truyền thống hữu nghị Việt Nam - Lào (24/09/2008)
Việt Nam dự Đại hội đồng WIPO lần thứ 45 (24/09/2008)
Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng nỗ lực xóa đói nghèo (24/09/2008)
Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng quan hệ lao động (24/09/2008)
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
- Một số suy nghĩ về công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới
- Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong bối cảnh mới ở Việt Nam hiện nay
- Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng ở nước ta hiện nay
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: Bốn mươi năm vì hòa bình, phát triển bền vững biển và đại dương