Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TCCS - Ngày 26-8-2021, tại trụ sở nhà Quốc hội, Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã diễn ra.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Tham dự Phiên họp thứ nhất có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó trưởng Ban thường trực và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng Ban: Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương; lãnh đạo các bộ, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, ngày 20-8-2021, Đảng đoàn Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề. Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo nhằm thông qua quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên và xác định các yêu cầu đặt ra đối với kết quả nghiên cứu của các chuyên đề.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần nghiên cứu, ban hành chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó có xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực.
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 có 3 cấu phần. Cấu phần thứ nhất là xây dựng hệ thống pháp luật. Yêu cầu đặt ra là có hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, của doanh nghiệp làm trọng tâm; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Cấu phần thứ hai là xây dựng nền hành chính nhà nước. Yêu cầu là xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai và minh bạch.
Cấu phần thứ ba là xây dựng nền tư pháp. Yêu cầu là bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân.
Dự kiến, tháng 10-2022, Bộ Chính trị sẽ trình Trung ương xem xét, ban hành nghị quyết về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045. Đảng đoàn Quốc hội được phân công chủ trì xây dựng 4 đề án và có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc một đề án.
Bốn chuyên đề mà Đảng đoàn Quốc hội được giao là Chiến lược lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hội đồng tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chuyên đề thứ năm mà Đảng đoàn Quốc hội được phân công theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc là tiếp tục hoàn thiện, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, do tính chất phức tạp, khó, quan trọng và khẩn trương như vậy, ngay sau khi nhận được yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội đã kịp thời ban hành Kế hoạch 106-KH/ĐĐQH15, ngày 10-8-2021, để triển khai thực hiện nhiệm vụ về xây dựng các chuyên đề được phân công.
Tại phiên họp, các thành viên đã nghe công bố Nghị quyết số 141-NQ/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội về thành lập Ban Chỉ đạo (27 thành viên) xây dựng các chuyên đề được phân công; nghe và thảo luận về dự thảo quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.
Kết luận Phiên họp thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật phối hợp với Văn phòng Đảng đoàn tiếp thu ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, tập trung vào những nội dung gồm: Vấn đề hoàn thiện quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo; yêu cầu đặt ra đối với từng chuyên đề, vừa đạt những mục tiêu, vừa phát huy sức sáng tạo của từng cơ quan và từng thành viên tham gia Ban Chỉ đạo; về tiến độ; vai trò của tổ biên tập; các nguyên tắc, chế độ làm việc…
Theo Chủ tịch Quốc hội, bốn chuyên đề này khi đã được làm xong, Đảng đoàn Quốc hội họp cho ý kiến chính thức cuối cùng trước khi trình Ban Chỉ đạo Trung ương.
Sau phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, đặc biệt là các trưởng tiểu ban khẩn trương quán triệt tổ chức triển khai các công việc được giao. Các tiểu ban chủ động nghiên cứu xây dựng kế hoạch, quyết định thành lập tổ biên tập để xây dựng các chuyên đề, xác định các nội dung, phân công nhiệm vụ và khẩn trương xây dựng dự thảo đề cương gửi ý kiến Ban Chỉ đạo trước khi soạn thảo. Trên cơ sở đề cương báo cáo chuyên đề đã được Ban Chỉ đạo cho ý kiến, các tiểu ban chủ động xây dựng chuyên đề theo đề cương từ sớm để bảo đảm chất lượng tốt hơn.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bên liên quan tập trung khẩn trương triển khai để bảo đảm về mặt thời gian và chất lượng công việc. Các trưởng tiểu ban xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo và trước Đảng đoàn Quốc hội về việc tổ chức xây dựng và chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng đối với từng chuyên đề…/.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Bế mạc Đại hội đồng AIPA-42: Cùng nhau phấn đấu xây dựng một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng, tự cường  (26/08/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự khai mạc và Phiên toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-42  (23/08/2021)
Bế mạc phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (18/08/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển