Liên hợp quốc thông qua báo cáo nhân quyền của Việt Nam
Nhìn chung, Nhóm công tác nhất trí với nhiều ý kiến nhận xét của các nước cho rằng báo cáo của Chính phủ Việt Nam và những ý kiến của các thành viên trong đoàn Việt Nam với các nước tại phiên đối thoại đã cung cấp thông tin toàn diện, phong phú về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan nhà nước và các tổ chức quần chúng, làm rõ những vấn đề các nước quan tâm về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam.
Nhóm công tác đặc biệt đánh giá cao những thành tựu nhiều mặt của Việt Nam, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ (MDGs); hoan nghênh Việt Nam đã chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền; và bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được trong việc bảo vệ quyền con người cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các nước. Sau khi đã làm việc với các nước khác, theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ, Nhóm công tác đã đưa ra một số khuyến nghị để Việt Nam xem xét.
Phát biểu tại phiên họp này, ông Phạm Bình Minh, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, khẳng định lại chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và là trung tâm của sự nghiệp phát triển.
Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đảm bảo sự hưởng thụ ngày càng tốt hơn của người dân cũng như tôn trọng và thực thi đầy đủ các cam kết theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ trưởng hoan nghênh và ghi nhận những quan tâm mà tất cả các nước đã trao đổi trong phiên đối thoại, cảm ơn sự ủng hộ của nhiều nước đối với quá trình thúc đẩy và đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; và nêu rõ rằng rất nhiều khuyến nghị của các nước đã được đoàn Việt Nam ghi nhận như đã thể hiện trong báo cáo của Nhóm làm việc; một số kiến nghị khác đoàn sẽ nghiên cứu với tinh thần nghiêm túc và sẽ sớm có ý kiến thêm sau.
Tuy nhiên, đối với một số khuyến nghị của một số nước, mặc dù đã nghiên cứu kỹ với tinh thần thực sự nghiêm túc, song cũng như nhiều nước khác, do điều kiện đặc thù của mình, những khuyến nghị này chưa phản ánh đúng thực tế và chưa phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, nên Việt Nam khó có thể đồng tình với các khuyến nghị đó./.
Kinh tế Mỹ : Thâm hụt ngân sách khổng lồ (13/05/2009)
Bổ sung thành viên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (13/05/2009)
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam