Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 3-8 đến ngày 9-8-2009)
1. Tổng Thư ký mới của NATO nhậm chức
Ngày 3-8-2009, ông An-đrê Phốc Rát-mu-xen (Anders Fogh Rasmussen), cựu Thủ tướng Ðan Mạch, 56 tuổi,chính thức nhậm chức Tổng Thư ký NATO với nhiệm kỳ bốn năm. Ngay trong ngày làm việc đầu tiên, Tổng Thư ký mới của NATO đã đề ra những ưu tiên trong nhiệm kỳcông tác của mình với hai mục tiêu lớn và khó khăn là cải thiện quan hệ với Nga và cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtăng. Ông An-đrê Phốc Rat-mu-xen cam kết sẽ xây dựng mối quan hệ "đối tác chiến lược thật sự" với Nga, xây dựng lòng tin bằng sự hợp tác và trên cơ sở hợp tác trong những lĩnh vực có chung lợi ích giữa hai bên. Hai ngày sau lễ nhậm chức, Tổng Thư ký mới của NATO có chuyến thăm chớp nhoáng sang Áp-ga-ni-xtan với khẳng định sẵn sàng ủng hộ các biện pháp thiết thực, kể cả đàm phán với một số nhóm nổi dậy nếu cần thiết, nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực ngày càng leo thang tại nước này.
2. Nga kỷ niệm ngày Mỹ mở cuộc chiến tranh vào Việt Nam
Ngày 4-8-2009, Nga tổ chức kỷ niệm ngày chẵn Mỹ mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam. Theo Nga, mượn cớ vụ hai tàu hải quân Bắc Việt Nam tấn công tàu khu trục Ma-đốc, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã ra lệnh ném bom các căn cứ hải quân Bắc Việt Nam và Quốc hội Mỹ phê chuẩn ''những bước đi cần thiết, kể cả sử dụng vũ lực'' để bảo vệ Nam Việt Nam. Nhưng phía Mỹ đã có những phản ứng hấp tấp và không khôn ngoan vì chẳng bao lâu sau, chỉ huy trưởng tàu khu trục Ma-đốc đã bác bỏ vụ tấn công từ phía Việt Nam. Theo ông Gen-na-đi Gút-cốp, Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Viện Đu-ma (Hạ viện) Nga, mục tiêu chiến lược của Mỹ khi ấy quá rõ ràng: bằng mọi giá ''đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản ra khỏi Đông Nam Á”. Cuộc chiến tranh này đã không diễn ra một cách ngắn gọn và chớp nhoáng. Mỹ đã ném bom ''trải thảm'' và sử dụng chất độc hóa học cướp đi sinh mạng của 3 triệu người Việt Nam.
3. CHDCND Triều Tiên ân xá đặc biệt cho hai nữ nhà báo Mỹ
Ngày 5-8-2009, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il đã ban lệnh ân xá đặc biệt cho hai nữ nhà báo Mỹ bị cáo buộc tội xâm nhập trái phép lãnh thổ nước này sau buổi tiếp xúc với cựu Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn tại thủ đô Bình Nhưỡng. Ông Clin-tơn đã xin lỗi nhà lãnh đạo Kim Jong Il vì những hành động thù địch chống đối Triều Tiên mà hai nữ nhà báo trên đã phạm phải sau khi xâm nhập lãnh thổ nước này. Bên cạnh đó, ông Clin-tơn cũng chuyển thông điệp của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma yêu cầu Bình Nhưỡng trao trả tự do cho hai nữ nhà báo Mỹ dựa trên quan điểm nhân đạo. Hai nữ nhà báo Lô-ra Ling và Ê-u-na Li đã rời CHDCND Triều Tiên một cách an toàn cùng với ông Clin-tơn trước 6 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 5-8-2009. Chính phủ Mỹ không đưa ra bất kỳ lời bình luận nào và cũng không muốn gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự thành công trong sứ mệnh này của ông Clin-tơn. Còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã ca ngợi nỗ lực ''phi thường'' của cựu Tổng thống Bin Clin-tơn.
4. Tổng thống I-ran tái đắc cử Ma-hơ-mút A-ma-đi-nê-dát nhậm chức
Ngày 5-8-2009, Tổng thống I-ran tái đắc cử Ma-hơ-mút A-ma-đi-nê-dát đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai trong một buổi lễ được tổ chức tại Quốc hội nước này. Lễ nhậm chức được truyền hình trực tiếp, diễn ra một ngày sau khi thủ lĩnh tinh thần tối cao của I-ran, Ðại giáo chủ A-li Kha-mây-ni chính thức phê chuẩn ông Ma-hơ-mut A-ma-đi-nê-dat đảm nhận nhiệm kỳ tổng thống thứ hai liên tiếp. Bên ngoài trụ sở Quốc hội, phe đối lập tổ chức biểu tình phản đối lễ nhậm chức. Trong bài phát biểu ngay sau lễ nhậm chức, Tổng thống Ma-hơ-mut A-ma-đi-nê-dat cam kết bảo vệ Hiến pháp, cuộc cách mạng Hồi giáo và biên giới của I-ran, chống lại "cường quốc áp bức" và những hình thức phân biệt đối xử, vì lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới.
5. Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn thăm châu Phi
Ngày 5-8-2009, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn bắt đầu chuyến thăm 11 ngày tới bảy nước châu Phi, gồm Kê-ni-a, Nam Phi, Li-bê-ri-a, Ăng-gô-la, Công-gô, Ni-gê-ri-a, Li-bê-ri-a và Ca-ve. Ðây là chuyến công du dài ngày nhất của Ngoại trưởng Hi-la-ri Clin-tơn, diễn ra sau ba tuần Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma thăm Ga-na. Chuyến thăm bảy nước châu Phi kéo dài 11 ngày của Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn cho thấy, châu Phi là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma, trong khi Mỹ đang phải đối mặt những thách thức khác từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế đến cuộc chiến ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtăng. Với chuyến công du châu Phi lần này của Ngoại trưởng Hi-la-ri Clin-tơn, chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chứng tỏ rằng, cùng một lúc Oa-sinh-tơn có khả năng điều hành nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại.
6. Kết thúc tốt đẹp Ðại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á lần thứ 30 (AIPA-30)
Ngày 6-8-2009, tại thành phố Pát-tay-a của Vương quốc Thái Lan, Ðại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á lần thứ 30 (AIPA-30) đã kết thúc tốt đẹp sau bốn ngày làm việc tích cực, với tinh thần hợp tác và trách nhiệm. Các đại biểu đã thông qua 29 nghị quyết, trong đó có ba nghị quyết do Việt Nam đề xuất. Tại phiên họp, Ðại hội đồng đã quyết nghị: Ðại hội đồng AIPA-31 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, từ ngày 19 đến ngày 25-9-2010. Trưởng đoàn đại biểu nghị viện các nước thành viên AIPA và quan sát viên đặc biệt đã ký Thông cáo chung nhấn mạnh vai trò và những đóng góp quan trọng của AIPA trong việc xây dựng cũng như triển khai thực hiện Hiến chương ASEAN; tái khẳng định sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ để xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 trên cơ sở Hiến chương ASEAN và Quy chế của AIPA. Theo đó, cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa AIPA và ASEAN, thông qua củng cố thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của AIPA. Bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiến trình hội nhập khu vực, Thông cáo chung nhấn mạnh, cần xây dựng Cộng đồng ASEAN có sức cạnh tranh cao và phồn thịnh, trong đó nghị viện các nước thành viên AIPA có vai trò quan trọng trong việc hài hòa hóa luật pháp và sớm thông qua, thúc đẩy thực hiện các hiệp định, sáng kiến hợp tác kinh tế trong ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài. Tại Đại hội lần này đã diễn ra lễ bàn giao chức Chủ tịch AIPA cho Trưởng Ðoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
7. Lễ tưởng niệm 64 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma
Ngày 6-8-2009, 50.000 người đã tham gia lễ tưởng niệm 64 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma (Nhật Bản) vào thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai tại Công viên tưởng niệm hòa bình. Nhân dịp này, Thủ tướng Nhật Bản Ta-rô A-xô cam kết Tô-ki-ô sẽ thực hiện nguyên tắc không sản xuất, sở hữu hay cho phép vũ khí hạt nhân xâm nhập vào lãnh thổ Nhật Bản. Đồng thời, Nhật Bản sẽ tiên phong trong những nỗ lực quốc tế nhằm xóa bỏ vũ khí hạt nhân và mang lại hòa bình lâu dài cho thế giới. Cũng trong ngày 5-8-2009, hơn 100 người dân Niu Ooc (Mỹ) đã tập trung tại một ngôi đền ở Man-hát-tan để tưởng niệm 64 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma. Ngôi đền tại Man-hát-tan có trưng bày một bức tượng của Shi-ran - một nhà thuyết giáo Đạo phật người Nhật Bản và là bức tượng nguyên vẹn sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945 tại một ngôi đền cách trung tâm của thành phố Hi-rô-si-ma 3 km. Những người tham gia buổi lễ tưởng niệm sau đó đổ dồn ra đường phố, cầu nguyện cho hòa bình, cầm nến và tranh cổ động kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân.
8. Nga chính thức bác bỏ Hiến chương Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU)
Ngày 6-8-2009, Thủ tướng Nga Vla-đi-mia Pu-tin chính thức bác bỏ việc Nga tham gia Hiến chương Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) nhằm hợp nhất các hệ thống năng lượng tại Liên Xô cũ với Đông Âu. Thủ tướng Pu-tin đã ký sắc lệnh, trong đó nêu rõ Nga không có ý định tham gia Hiến chương Năng lượng của EU vì Hiến chương Năng lượng được thông qua năm 1991 và đã có 49 nước cùng với EU ký phê chuẩn. Nga cũng đã ký văn bản này năm 1991, song chưa phê chuẩn. Văn kiện này là bộ quy tắc về việc hợp tác giữa các hệ thống năng lượng của Đông Âu với Tây Âu, trong đó có đề cập cả vấn đề đầu tư nước ngoài lẫn giải quyết những tranh chấp trong lĩnh vực năng lượng. Trong chuyến thăm Hen-xin-ki (Phần Lan) mới đây, Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép cho biết, Nga sẽ đưa ra đề xuất về các quy định mới trong hợp tác năng lượng toàn cầu để thay thế Hiến chương Năng lượng 1991. Theo ông Mét-vê-đép, đây sẽ là một "văn kiện cơ bản xác định những vấn đề trong hợp tác năng lượng quốc tế, kể cả vấn đề vận chuyển quá cảnh năng lượng".
9. Tỷ lệ tín nhiệm Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức
Ngày 6-8-2009, kết quả thăm dò dư luận do Đại học Quinnipiac tiến hành và công bố trước thời điểm 200 ngày Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tiếp quản Nhà Trắng cho thấy, tỷ lệ tín nhiệm đối với ông Ô-ba-ma đã giảm xuống còn 50%, mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức. Kết quả thăm dò này phản ánh sự không hài lòng ngày càng tăng của cử tri Mỹ đối với cách thức điều hành nền kinh tế của chính quyền Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma, việc chính quyền thực hiện những gói kích cầu lớn gây ra nguy cơ thâm hụt ngân sách cao, và kế hoạch cải cách ngành y tế đang bị Quốc hội chỉ trích mạnh. Đây là mức giảm lớn so với kết quả cuộc thăm dò dư luận tiến hành đầu tháng 7-2009, với tỷ lệ ủng hộ và phản đối dành cho Tổng thống Ô-ba-ma là 57/33. Tuy nhiên, các cử tri Mỹ cũng cho rằng, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma có khả năng giải quyết vấn đề kinh tế và chăm sóc y tế tốt hơn so với những nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Quốc hội.
10. Nhân dân thành phố Ben-gô-rốt phản đối chính quyền thành phố định tháo dỡ, di rời tượng đài V. I. Lê-nin
Ngày 6-8-2009, đông đảo nhân dân thành phố Ben-gô-rốt đã tổ chức mít tinh trên quảng trường Cách mạng để phản đối chính quyền thành phố định tháo dỡ, di rời tượng đài V.I.Lê-nin. Tham gia mít tinh, ngoài các đảng viên Đảng Cộng sản Liên bang Nga thuộc Đảng bộ thành phố còn có các đảng viên lão thành của Đảng Cộng sản Liên Xô (Bôn-sê-vích), các cựu chiến binh trong Hội Cựu sĩ quan Xô-viết, sinh viên, học sinh từ các đội Cận vệ Đỏ, và đông đảo quần chúng đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Những người tham dự mít tinh đã lên tiếng kịch liệt phản đối chủ trương của chính quyền thành phố định tháo dỡ và di rời tượng đài V.I.Lê-nin khỏi quảng trường Cách mạng đến một địa điểm khác. Nhiều ý kiến cho rằng, việc di rời tượng đài Lê-nin là một đòn đánh vào truyền thống lịch sử anh hùng của thành phố. Hơn nửa thế kỷ qua, tượng đài V.I.Lê-nin trên quảng trường Cách mạng đã chứng kiến bao sự kiện vẻ vang của thành phố Anh hùng - Ben-gô-rốt. Những người tham dự mít tinh đã thông qua bức điện gửi Tổng thống Đ.Mét-vê-đép đề nghị can thiệp để chặn đứng hành động phản truyền thống của chính quyền thành phố Ben-gô-rốt ở thời điểm chuẩn bị kỷ niệm 140 năm ngày sinh V.I.Lê-nin (22-4-1870 - 22-4-2010) và 65 năm Chiến thắng (9-5-1945 - 9-5-2010) của Hồng quân trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (B) Liên Xô, đảng do Lê-nin sáng lập./.
Nghị định Về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn  (10/08/2009)
Nhiều ưu đãi tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn  (10/08/2009)
Nhiều ưu đãi tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn  (10/08/2009)
Nhiều ưu đãi tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn  (10/08/2009)
Nhiều ưu đãi tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn  (10/08/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên