Mỹ - Trung đối mặt với những bất đồng sâu sắc về thương mại
23:08, ngày 30-01-2019
Theo Reuters, ngày 30-01, Mỹ và Trung Quốc sẽ khởi động một vòng đàm phán quan trọng về thương mại trong bối cảnh có nhiều bất đồng sâu sắc về những đòi hỏi của Washington đối với Bắc Kinh về cải tổ cơ cấu kinh tế, gây khó khăn cho việc đạt được một thỏa thuận trước thời điểm Mỹ tăng thuế vào ngày 02-3.
Hai bên sẽ tổ chức cuộc họp ở cấp cao nhất tại Nhà Trắng kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đình chiến thương mại trong 90 ngày hồi tháng 12-2018.
Giới thạo tin cho biết, có rất ít dấu hiệu cho thấy các quan chức Trung Quốc sẽ sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu cốt yếu của Mỹ, nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chấm dứt các chính sách mà Washington cho là ép buộc các doanh nghiệp nước này phải chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp của Trung Quốc.
Những phàn nàn của Mỹ, cùng với cáo buộc gián điệp mạng của Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại của nước này và một chiến dịch có hệ thống nhằm thâu tóm các hãng công nghệ của Mỹ, đã được chính quyền của Tổng thống Donald Trump sử dụng để biện minh cho đòn trừng phạt thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng chính sách của họ là ép buộc chuyển giao công nghệ. Họ nhấn mạnh các bước đi đã được thực hiện, bao gồm giảm thuế ôtô và một dự thảo luật đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện khả năng tiếp cận cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như hứa hẹn cấm "các biện pháp hành chính nhằm ép buộc chuyển giao công nghệ"./.
Giới thạo tin cho biết, có rất ít dấu hiệu cho thấy các quan chức Trung Quốc sẽ sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu cốt yếu của Mỹ, nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chấm dứt các chính sách mà Washington cho là ép buộc các doanh nghiệp nước này phải chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp của Trung Quốc.
Những phàn nàn của Mỹ, cùng với cáo buộc gián điệp mạng của Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại của nước này và một chiến dịch có hệ thống nhằm thâu tóm các hãng công nghệ của Mỹ, đã được chính quyền của Tổng thống Donald Trump sử dụng để biện minh cho đòn trừng phạt thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng chính sách của họ là ép buộc chuyển giao công nghệ. Họ nhấn mạnh các bước đi đã được thực hiện, bao gồm giảm thuế ôtô và một dự thảo luật đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện khả năng tiếp cận cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như hứa hẹn cấm "các biện pháp hành chính nhằm ép buộc chuyển giao công nghệ"./.
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
- Thành phố Đà Nẵng phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiên phong, đột phá, phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay