Chuẩn bị chu đáo cho Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019
Ngày 25-01, tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đã diễn ra Phiên họp thứ hai giữa Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Liên hợp quốc với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm thống nhất nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019.
Tại phiên họp, các đại biểu đã họp bàn nhiều nội dung quan trọng như danh sách khách mời quốc tế, chương trình hội thảo quốc tế, đề án tổng thể Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019; công tác hậu cần và các vấn đề thống nhất giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Liên hợp quốc.
Dự kiến, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019 sẽ diễn ra tại chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ ngày 12 đến 14-5-2019 với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Đại lễ sẽ có sự tham dự của 1.500 chức sắc và lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Dự kiến sự kiện này còn thu hút khoảng 10.000 phật tử và nhân dân tham gia.
Theo Ban Tổ chức, chùa Tam Chúc ở tỉnh Hà Nam, nơi sẽ diễn ra các sự kiện lớn trong chuỗi các hoạt động của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019, đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.
Đây là lần thứ 3 Đại lễ Vesak Liên hợp quốc được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó vào năm 2008 Đại lễ Vesak Liên hợp quốc được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội và năm 2014 Đại lễ Vesak Liên hợp quốc được tổ chức tại chùa Bái Đính, Ninh Bình.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019 là sự kiện đối ngoại quan trọng khẳng định với cộng đồng quốc tế về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với đời sống tự do tôn giáo của nhân dân; góp phần tăng cường giao lưu quốc tế trong cộng đồng Phật giáo thế giới, tăng cường niềm tin và sự đóng góp của Phật giáo vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Đây cũng là dịp để cộng đồng Phật giáo thế giới hiểu biết lẫn nhau và chia sẻ lợi ích từ các giá trị, truyền thống Phật giáo phong phú, cũng như lý tưởng tâm linh của đạo Phật./.
Khai thác tối đa từng cơ hội để phát triển bứt phá (25/01/2019)
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam