Tăng cường quan hệ đối tác nghị viện châu Á-Thái Bình Dương
23:28, ngày 12-01-2019
Nhận lời mời của Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 27 (APPF-27), Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu, sẽ tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 27 tại Siem Reap, Campuchia từ ngày 14 đến ngày 16-01-2018.
Thúc đẩy hợp tác giữa các nghị viện
Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương thành lập từ năm 1993, nhằm tăng cường đối thoại giữa các nghị sỹ trong khu vực về các vấn đề an ninh-chính trị, hợp tác kinh tế-thương mại và văn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề khu vực, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng cho toàn khu vực.
Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương hiện có 27 nghị viện thành viên gồm Australia, Campuchia, Canada, Costa Rica, Chile, Colombia, Trung Quốc, Ecuador, Fiji, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, quần đảo Marshalls, Mexico, Micronesia, Mông Cổ, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương là một diễn đàn mở cho tất cả các nghị viện và nghị sỹ các quốc gia trong khu vực, cũng là kênh hỗ trợ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Qua các kỳ hội nghị thường niên, với những quyết sách quan trọng, APPF ngày càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của diễn đàn mở thúc đẩy sự gắn bó h,ợp tác giữa nghị viện các quốc gia trong khu vực, góp phần duy trì hòa bình, sự ổn định và thịnh vượng chung của châu Á-Thái Bình Dương.
Kể từ Hội nghị thường niên lần đầu tiên của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương vào năm 1993, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn là động lực năng động của tăng trưởng toàn cầu. Cùng với sự phát triển của ngoại giao nhà nước, ngoại giao nghị viện đã được thúc đẩy một cách tích cực.
Mục tiêu của APPF nhằm thúc đẩy sự gắn bó và hợp tác khu vực vì hòa bình, tự do, dân chủ và thịnh vượng; hợp tác mở và đồng đều nhằm mở rộng thương mại tự do và đầu tư, phát triển bền vững, các hoạt động môi trường hợp lý, đồng thời dành sự quan tâm thích hợp đối với các vấn đề liên quan đến an ninh và hòa bình của khu vực.
Thành viên tích cực và chủ động
Kể từ khi là thành viên của APPF tháng 01-1995, Quốc hội Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của Diễn đàn. Hằng năm, Quốc hội Việt Nam đều cử đoàn tham dự Hội nghị, trong đó có một số đoàn cấp Phó Chủ tịch Quốc hội như Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự APPF-21 tại Vladivostok, Liên bang Nga (tháng 01-2013), Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dự APPF-20 tại Nhật Bản (tháng 01-2012)...
Dấu ấn đặc biệt chính là Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 13 của APPF vào tháng 01-2005 tại Hạ Long, Quảng Ninh. Hội nghị đã thu hút sự tham dự đông đảo của 22 Nghị viện thành viên và Nghị viện quan sát viên (Brunei), để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với bạn bè quốc tế. Tại Hội nghị này, Việt Nam đã đề xuất về hợp tác vượt qua thảm họa động đất, sóng thần, được các nước tham dự hội nghị ủng hộ. Ðây là hành động kịp thời thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của các nước thành viên APPF với các nước chịu thảm họa.
Hội nghị APPF-14 diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20-01-2006 tại Thủ đô Jakarta, Indonesia, thu hút 278 đại biểu thuộc 22 đoàn nghị viện thành viên và quan sát viên tham dự.
Nhiều kiến nghị của đoàn Việt Nam được đưa vào Thông cáo chung và các văn kiện của hội nghị, như kiến nghị tăng cường phối hợp giữa nghị viện với chính phủ các nước châu Á-Thái Bình Dương, giữa APPF với APEC, hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động của APEC, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng trong khu vực; kiến nghị mở rộng quan hệ giữa APPF với các tổ chức nghị viện khác trên thế giới nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các châu lục.
Tại Hội nghị APPF-18 ở Singapore (từ ngày 18 đến ngày 21-01-2010), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã có những đóng góp về vấn đề biến đổi khí hậu, thúc đẩy việc thông qua một nghị quyết riêng về biến đổi khí hậu do sáu nước bảo trợ, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam đã nêu sáng kiến về việc "thiết lập một cơ chế hợp tác chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm các tổ chức liên nghị viện khu vực như APPF, Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA) và các tổ chức liên chính phủ khu vực như APEC, ASEAN nhằm đối phó hữu hiệu với các nguy cơ của biến đổi khí hậu," được các nước thành viên hoan nghênh, đưa vào Nghị quyết.
Hội nghị APPF-19 tại Mông Cổ từ ngày 23 đến ngày 27-01-2011 đã tập trung vào những vấn đề thời sự của khu vực và thế giới, yêu cầu phải có nỗ lực hành động và phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, cũng như giữa các nghị viện để giải quyết.
Tại hội nghị, Đoàn Việt Nam đã đề xuất hai nghị quyết về biến đổi khí hậu và thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ, được nhiều nghị viện thành viên chia sẻ, ủng hộ và thông qua như văn kiện chính thức của hội nghị.
Hội nghị APPF-26 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 21-01-2018 với "Tuyên bố Hà Nội" đánh dấu chặng đường 25 năm phát triển của APPF, mở ra một tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác nghị viện châu Á-Thái Bình Dương tới năm 2030.
Tại APPF-26, một trong những điểm nhấn về thành tựu nổi bật của APPF trong 25 năm là việc lần đầu tiên Hội nghị Nữ nghị sỹ APPF đã trở thành cơ chế chính thức và định kỳ tại các kỳ họp thường niên của Diễn đàn.
Hội nghị APPF-26 đã thành công trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa APPF với APEC nhằm hiện thực hóa nguyện vọng của người dân châu Á-Thái Bình Dương về một khu vực hòa bình và phát triển, phản ánh một xu thế của nền ngoại giao nghị viện trong giai đoạn phát triển mới của nhân loại.
Chủ đề của Hội nghị APPF-27 lần này là “Tăng cường quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững,” đặt ưu tiên vào mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị APPF-27 nhằm tiếp tục thực hiện vai trò chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương, phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam tại diễn đàn này, góp phần thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao chung của Nhà nước ta vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây cũng là dịp để các đại biểu Quốc hội Việt Nam tiếp xúc và trao đổi với nghị sỹ các nước về những mối quan tâm chung của khu vực và thế giới./.
Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương thành lập từ năm 1993, nhằm tăng cường đối thoại giữa các nghị sỹ trong khu vực về các vấn đề an ninh-chính trị, hợp tác kinh tế-thương mại và văn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề khu vực, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng cho toàn khu vực.
Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương hiện có 27 nghị viện thành viên gồm Australia, Campuchia, Canada, Costa Rica, Chile, Colombia, Trung Quốc, Ecuador, Fiji, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, quần đảo Marshalls, Mexico, Micronesia, Mông Cổ, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương là một diễn đàn mở cho tất cả các nghị viện và nghị sỹ các quốc gia trong khu vực, cũng là kênh hỗ trợ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Qua các kỳ hội nghị thường niên, với những quyết sách quan trọng, APPF ngày càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của diễn đàn mở thúc đẩy sự gắn bó h,ợp tác giữa nghị viện các quốc gia trong khu vực, góp phần duy trì hòa bình, sự ổn định và thịnh vượng chung của châu Á-Thái Bình Dương.
Kể từ Hội nghị thường niên lần đầu tiên của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương vào năm 1993, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn là động lực năng động của tăng trưởng toàn cầu. Cùng với sự phát triển của ngoại giao nhà nước, ngoại giao nghị viện đã được thúc đẩy một cách tích cực.
Mục tiêu của APPF nhằm thúc đẩy sự gắn bó và hợp tác khu vực vì hòa bình, tự do, dân chủ và thịnh vượng; hợp tác mở và đồng đều nhằm mở rộng thương mại tự do và đầu tư, phát triển bền vững, các hoạt động môi trường hợp lý, đồng thời dành sự quan tâm thích hợp đối với các vấn đề liên quan đến an ninh và hòa bình của khu vực.
Thành viên tích cực và chủ động
Kể từ khi là thành viên của APPF tháng 01-1995, Quốc hội Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của Diễn đàn. Hằng năm, Quốc hội Việt Nam đều cử đoàn tham dự Hội nghị, trong đó có một số đoàn cấp Phó Chủ tịch Quốc hội như Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự APPF-21 tại Vladivostok, Liên bang Nga (tháng 01-2013), Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dự APPF-20 tại Nhật Bản (tháng 01-2012)...
Dấu ấn đặc biệt chính là Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 13 của APPF vào tháng 01-2005 tại Hạ Long, Quảng Ninh. Hội nghị đã thu hút sự tham dự đông đảo của 22 Nghị viện thành viên và Nghị viện quan sát viên (Brunei), để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với bạn bè quốc tế. Tại Hội nghị này, Việt Nam đã đề xuất về hợp tác vượt qua thảm họa động đất, sóng thần, được các nước tham dự hội nghị ủng hộ. Ðây là hành động kịp thời thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của các nước thành viên APPF với các nước chịu thảm họa.
Hội nghị APPF-14 diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20-01-2006 tại Thủ đô Jakarta, Indonesia, thu hút 278 đại biểu thuộc 22 đoàn nghị viện thành viên và quan sát viên tham dự.
Nhiều kiến nghị của đoàn Việt Nam được đưa vào Thông cáo chung và các văn kiện của hội nghị, như kiến nghị tăng cường phối hợp giữa nghị viện với chính phủ các nước châu Á-Thái Bình Dương, giữa APPF với APEC, hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động của APEC, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng trong khu vực; kiến nghị mở rộng quan hệ giữa APPF với các tổ chức nghị viện khác trên thế giới nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các châu lục.
Tại Hội nghị APPF-18 ở Singapore (từ ngày 18 đến ngày 21-01-2010), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã có những đóng góp về vấn đề biến đổi khí hậu, thúc đẩy việc thông qua một nghị quyết riêng về biến đổi khí hậu do sáu nước bảo trợ, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam đã nêu sáng kiến về việc "thiết lập một cơ chế hợp tác chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm các tổ chức liên nghị viện khu vực như APPF, Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA) và các tổ chức liên chính phủ khu vực như APEC, ASEAN nhằm đối phó hữu hiệu với các nguy cơ của biến đổi khí hậu," được các nước thành viên hoan nghênh, đưa vào Nghị quyết.
Hội nghị APPF-19 tại Mông Cổ từ ngày 23 đến ngày 27-01-2011 đã tập trung vào những vấn đề thời sự của khu vực và thế giới, yêu cầu phải có nỗ lực hành động và phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, cũng như giữa các nghị viện để giải quyết.
Tại hội nghị, Đoàn Việt Nam đã đề xuất hai nghị quyết về biến đổi khí hậu và thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ, được nhiều nghị viện thành viên chia sẻ, ủng hộ và thông qua như văn kiện chính thức của hội nghị.
Hội nghị APPF-26 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 21-01-2018 với "Tuyên bố Hà Nội" đánh dấu chặng đường 25 năm phát triển của APPF, mở ra một tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác nghị viện châu Á-Thái Bình Dương tới năm 2030.
Tại APPF-26, một trong những điểm nhấn về thành tựu nổi bật của APPF trong 25 năm là việc lần đầu tiên Hội nghị Nữ nghị sỹ APPF đã trở thành cơ chế chính thức và định kỳ tại các kỳ họp thường niên của Diễn đàn.
Hội nghị APPF-26 đã thành công trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa APPF với APEC nhằm hiện thực hóa nguyện vọng của người dân châu Á-Thái Bình Dương về một khu vực hòa bình và phát triển, phản ánh một xu thế của nền ngoại giao nghị viện trong giai đoạn phát triển mới của nhân loại.
Chủ đề của Hội nghị APPF-27 lần này là “Tăng cường quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững,” đặt ưu tiên vào mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị APPF-27 nhằm tiếp tục thực hiện vai trò chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương, phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam tại diễn đàn này, góp phần thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao chung của Nhà nước ta vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây cũng là dịp để các đại biểu Quốc hội Việt Nam tiếp xúc và trao đổi với nghị sỹ các nước về những mối quan tâm chung của khu vực và thế giới./.
Góp phần củng cố vững chắc khối Đại đoàn kết toàn dân tộc  (12/01/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bạc Liêu  (12/01/2019)
Chủ tịch Quốc hội trả lời phỏng vấn nhân dịp Xuân Kỷ Hợi 2019  (11/01/2019)
Hà Nội thi hành kỷ luật 1.114 đảng viên trong năm 2018  (11/01/2019)
Hà Nội thi hành kỷ luật 1.114 đảng viên trong năm 2018  (11/01/2019)
Thư chúc mừng nhân dịp 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển  (11/01/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên