Kinh tế - xã hội Việt Nam 2018: Sự lan tỏa của những gam màu sáng
22:21, ngày 31-12-2018
Sự lan tỏa của những gam màu sáng trong phát triển, của quyết tâm đổi mới, sáng tạo cùng sự trở lại của niềm tin, động lực mới từ cộng đồng doanh nghiệp, người dân là những nét nổi bật trong bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2018.
Những kết quả đó càng trở nên đặc biệt khi chúng ta đặt trong những hoàn cảnh và thời điểm mà cả đất nước đã thực sự đứng trước các khó khăn, thách thức rất lớn cả trong nước và quốc tế, không nằm trong mọi kịch bản hay dự đoán.
Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội, Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP. Việc thực hiện thành công mục tiêu kép đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong các năm tiếp theo.
Kết quả của năm 2018 cũng là những nền tảng quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Nhiều con số tăng trưởng đáng chú ý
Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra; bên cạnh đó là nhiều con số tăng trưởng kỷ lục đáng chú ý.
Tăng trưởng GDP trong năm 2018 đạt mức kỷ lục 7,08%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Kể từ năm 2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt Nam mới lại chạm ngưỡng 7%, cho thấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục vững chắc hơn.
Đặc biệt, con số 7,08% của tăng trưởng GDP cao hơn mục tiêu 6,7% Quốc hội đã đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo. Trước đó, nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín trong năm 2018 đã tin tưởng vào thành công và có những dự báo tích cực đối với Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP cả năm nay là 6,8%; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiếp tục dự báo khoảng 6,9%... Tuy nhiên trong bối cảnh trong nước và thế giới nhiều biến động, thử thách, các chuyên gia, tổ chức quốc tế đã có những lo lắng cho việc đảm bảo mức tăng trưởng dự báo của Việt Nam. Nhưng, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP ở mức cao với con số 7,08%, vượt qua cả các dự báo.
Điều đáng ghi nhận là, dù tăng trưởng GDP ở mức cao, song nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%, nợ công giảm so với năm 2017... Điều đó cho thấy Chính phủ không chỉ tập trung cho con số tăng trưởng mà còn chú trọng vào chất lượng tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Đáng chú ý nữa là, kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm đạt trên 482,23 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên, Việt Nam đạt mức xuất siêu trên 7 tỷ USD. Đây là con số mà trước nay Việt Nam chưa bao giờ đạt được. Như vậy, Việt Nam đã có ba năm liên tục xuất siêu với con số năm sau luôn cao hơn năm trước, là kết quả ấn tượng so với mục tiêu cân bằng cán cân thương mại đặt ra cho năm 2020. Xuất siêu lớn không chỉ góp phần quan trọng gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, mà còn góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
Ngoài những con số tăng trưởng kỷ lục, nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế còn ấn tượng hơn với Việt Nam trong năm 2018 về sự tăng trưởng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực; với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rộng, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định, tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.
Trong công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo đang trở thành động lực chính của tăng trưởng. Nếu nhìn vào trong những lĩnh vực cụ thể trong công nghiệp, thì một số ngành thế mạnh truyền thống như khai khoáng, xây dựng có sự đóng góp sụt giảm. Tuy nhiên, nhờ chuyển đổi mạnh mẽ của ngành chế biến, chế tạo nên đã kéo theo chỉ số tăng trưởng của ngành công nghiệp lên một mức cao. Về nông nghiệp, một điểm đáng chú ý là sự tăng trưởng của các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cho thấy sự chuyển đổi, cơ cấu lại nền nông nghiệp một cách mạnh mẽ, đem lại những động lực mới cho phát triển nông nghiệp. Dịch vụ dần trở thành một trụ cột cho tăng trưởng, du lịch có số lượng khách tăng trưởng ấn tượng.
Năm 2018, ghi nhận kỷ lục về cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ đã ghi các dấu ấn đặc biệt trong cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh, đưa niềm tin kinh doanh của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lên cao trong năm 2018.
Đây cũng là năm đầu tiên, Chính phủ có nghị quyết riêng về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2018 xác lập kỷ lục mới, với 131.275 doanh nghiệp. Đáng chú ý, năm 2018 là năm của các dự án quy mô lớn của khu vực kinh tế tư nhân như Tổ hợp Nhà máy sản xuất ôtô, xe máy điện VinFast, với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, quy mô 335ha, đã đi vào hoạt động sau hơn một năm xây dựng. Sân bay Quốc tế Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư đã chính thức đón chuyến bay thương mại đầu tiên…
Kiên trì mục tiêu tăng trưởng, "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế"
Nhìn chung, mô hình tăng trưởng đã chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép" là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; phát triển khoa học và công nghệ, có nhiều chuyển biến tích cực. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chiến lược của đất nước; củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, tăng cường, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2018, nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn nhấn mạnh tinh thần "không chủ quan, thoả mãn; không quá say sưa với thành tích, thắng lợi" và "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế".
Bởi vì, đất nước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Những hạn chế, yếu kém tích tụ, tồn đọng từ lâu của nền kinh tế và trong nhiều lĩnh vực xã hội còn nặng nề, gây hậu quả xấu, bức xúc xã hội, phải khắc phục trong một quá trình dài. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều trở ngại. Tội phạm, tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường... còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn.
Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là về tài chính-tiền tệ và xuất khẩu dưới tác động của chiến tranh thương mại. Việc phê chuẩn và tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang đến nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức lớn đối với Việt Nam...
Trong thời gian tới, Chính phủ, các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu. Đó là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, thực chất hơn nữa trong từng ngành, lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh thực hiện chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ 4./.
Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội, Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP. Việc thực hiện thành công mục tiêu kép đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong các năm tiếp theo.
Kết quả của năm 2018 cũng là những nền tảng quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Nhiều con số tăng trưởng đáng chú ý
Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra; bên cạnh đó là nhiều con số tăng trưởng kỷ lục đáng chú ý.
Tăng trưởng GDP trong năm 2018 đạt mức kỷ lục 7,08%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Kể từ năm 2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt Nam mới lại chạm ngưỡng 7%, cho thấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục vững chắc hơn.
Đặc biệt, con số 7,08% của tăng trưởng GDP cao hơn mục tiêu 6,7% Quốc hội đã đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo. Trước đó, nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín trong năm 2018 đã tin tưởng vào thành công và có những dự báo tích cực đối với Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP cả năm nay là 6,8%; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiếp tục dự báo khoảng 6,9%... Tuy nhiên trong bối cảnh trong nước và thế giới nhiều biến động, thử thách, các chuyên gia, tổ chức quốc tế đã có những lo lắng cho việc đảm bảo mức tăng trưởng dự báo của Việt Nam. Nhưng, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp tục đà chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP ở mức cao với con số 7,08%, vượt qua cả các dự báo.
Điều đáng ghi nhận là, dù tăng trưởng GDP ở mức cao, song nền kinh tế vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%, nợ công giảm so với năm 2017... Điều đó cho thấy Chính phủ không chỉ tập trung cho con số tăng trưởng mà còn chú trọng vào chất lượng tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Đáng chú ý nữa là, kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm đạt trên 482,23 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên, Việt Nam đạt mức xuất siêu trên 7 tỷ USD. Đây là con số mà trước nay Việt Nam chưa bao giờ đạt được. Như vậy, Việt Nam đã có ba năm liên tục xuất siêu với con số năm sau luôn cao hơn năm trước, là kết quả ấn tượng so với mục tiêu cân bằng cán cân thương mại đặt ra cho năm 2020. Xuất siêu lớn không chỉ góp phần quan trọng gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, mà còn góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
Ngoài những con số tăng trưởng kỷ lục, nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế còn ấn tượng hơn với Việt Nam trong năm 2018 về sự tăng trưởng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực; với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rộng, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định, tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.
Trong công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo đang trở thành động lực chính của tăng trưởng. Nếu nhìn vào trong những lĩnh vực cụ thể trong công nghiệp, thì một số ngành thế mạnh truyền thống như khai khoáng, xây dựng có sự đóng góp sụt giảm. Tuy nhiên, nhờ chuyển đổi mạnh mẽ của ngành chế biến, chế tạo nên đã kéo theo chỉ số tăng trưởng của ngành công nghiệp lên một mức cao. Về nông nghiệp, một điểm đáng chú ý là sự tăng trưởng của các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cho thấy sự chuyển đổi, cơ cấu lại nền nông nghiệp một cách mạnh mẽ, đem lại những động lực mới cho phát triển nông nghiệp. Dịch vụ dần trở thành một trụ cột cho tăng trưởng, du lịch có số lượng khách tăng trưởng ấn tượng.
Năm 2018, ghi nhận kỷ lục về cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ đã ghi các dấu ấn đặc biệt trong cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh, đưa niềm tin kinh doanh của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lên cao trong năm 2018.
Đây cũng là năm đầu tiên, Chính phủ có nghị quyết riêng về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2018 xác lập kỷ lục mới, với 131.275 doanh nghiệp. Đáng chú ý, năm 2018 là năm của các dự án quy mô lớn của khu vực kinh tế tư nhân như Tổ hợp Nhà máy sản xuất ôtô, xe máy điện VinFast, với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, quy mô 335ha, đã đi vào hoạt động sau hơn một năm xây dựng. Sân bay Quốc tế Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư đã chính thức đón chuyến bay thương mại đầu tiên…
Kiên trì mục tiêu tăng trưởng, "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế"
Nhìn chung, mô hình tăng trưởng đã chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép" là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; phát triển khoa học và công nghệ, có nhiều chuyển biến tích cực. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chiến lược của đất nước; củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, tăng cường, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2018, nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn nhấn mạnh tinh thần "không chủ quan, thoả mãn; không quá say sưa với thành tích, thắng lợi" và "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế".
Bởi vì, đất nước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Những hạn chế, yếu kém tích tụ, tồn đọng từ lâu của nền kinh tế và trong nhiều lĩnh vực xã hội còn nặng nề, gây hậu quả xấu, bức xúc xã hội, phải khắc phục trong một quá trình dài. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều trở ngại. Tội phạm, tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường... còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn.
Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là về tài chính-tiền tệ và xuất khẩu dưới tác động của chiến tranh thương mại. Việc phê chuẩn và tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang đến nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức lớn đối với Việt Nam...
Trong thời gian tới, Chính phủ, các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu. Đó là kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, thực chất hơn nữa trong từng ngành, lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh thực hiện chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ 4./.
Tiến bộ vượt bậc trong thực thi nhiệm vụ, khắc phục đùn đẩy trách nhiệm  (31/12/2018)
Mỹ chính thức rút khỏi UNESCO để phản đối tâm lý chống Israel  (31/12/2018)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Cuba  (31/12/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 24 đến ngày 30-12-2018  (31/12/2018)
Thủ tướng Lào sẽ đồng chủ trì Kỳ họp 41 Ủy ban Liên Chính phủ Việt - Lào  (31/12/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm