Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn, TP. Đà Nẵng
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn.
Phát biểu tại buổi làm việc với Lạng Sơn, Thủ tướng cho rằng Lạng Sơn có vị trí quan trọng ở vùng Đông Bắc Tổ quốc với hơn 250 km đường biên giới, có nhiều cửa khẩu, chợ biên giới, là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và Lạng Sơn-Hà Nội-TP. Hồ Chí Minh-Mộc Bài. Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc với các nước ASEAN, rất thuận lợi cho thương mại biên giới, hoạt động xuất nhập khẩu và các dịch vụ liên quan phát triển.
Lạng Sơn thời gian qua đã có bước phát triển bước tốt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt trên 8%; GRDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 35,6 triệu đồng. Trong 7 lĩnh vực kinh tế mà tỉnh tập trung phát triển thời gian qua, trước hết Lạng Sơn hướng vào phát triển kinh tế cửa khẩu trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 5,25 tỷ USD, trong đó xuất siêu 650 triệu USD. Trên 2.700 doanh nghiệp cả nước thường xuyên xuất nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn. An ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Kinh tế, xã hội phát triển ổn định và có nhiều mặt tiến bộ. Nhiều chỉ tiêu trong năm nay dự kiến đạt và vượt, nhất là chỉ tiêu giảm nghèo.
Tuy nhiên, Lạng Sơn vẫn còn là tỉnh nghèo, quy mô kinh tế đứng cuối vùng. Cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ còn nhỏ. Tỉnh còn phải nhận trợ cấp ngân sách rất lớn. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khá nhưng thiếu ổn định. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, an ninh trật tự, tai nạn giao thông tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. Số lượng doanh nghiệp của tỉnh còn ít.
Thủ tướng cho rằng tầm nhìn phát triển của Lạng Sơn phải gắn với phát triển thương mại, du lịch và nông, lâm nghiệp của miền núi, vùng cao, vùng nông thôn. Điều này phải gắn với phát triển và bảo vệ rừng. Lạng Sơn phải đặc biệt chú trọng dịch vụ thương mại biên giới, logistics, phát huy lợi thế sẵn có từ những di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, đặc sản riêng có, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Chú trọng hơn nữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển kinh tế gắn liền với giữ gìn văn hóa xứ Lạng. Quan tâm bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao mức sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh thương mại biên mậu với tinh thần theo thông lệ quốc tế, chính ngạch.
Tỉnh cần tập trung xây dựng Chính phủ điện tử, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài. Tiếp tục xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực đầu tư.
“Do du lịch còn chưa phát triển nên tỉnh cần chú ý tới cách làm để hình thành được chuỗi liên kết du lịch”, Thủ tướng nói. Du lịch Lạng Sơn phải có nét riêng, tạo thế cạnh tranh khác biệt, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án hạ tầng du lịch, nhất là khách sạn, các khu vui chơi giải trí, “chứ không chỉ đi chợ Lạng Sơn rồi về”.
Tỉnh cần lưu ý vấn đề xã hội, cư dân biên giới, có chương trình giảm nghèo tốt hơn. Chính quyền cần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả, nắm tình hình cơ sở tốt hơn.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, xử lý các kiến nghị cụ thể của Lạng Sơn trên tinh thần tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển.
*Cũng trong sáng 24-9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP. Đà Nẵng, nghe báo cáo về vấn đề đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu.
Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, Đà Nẵng là đầu mối vận tải biển của các tỉnh miền Trung, hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu dạng container của các tỉnh miền Trung đều được đưa về cảng Đà Nẵng. Cảng Đà Nẵng hiện tại bao gồm 2 khu bến chính là Tiên Sa và Sơn Trà (Thọ Quang).
Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng lượng hàng của cảng Đà Nẵng đạt 16,2%/năm (22,6%/năm với hàng container) và dự báo sẽ đạt khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020 và khoảng 30 triệu tấn vào năm 2030.
Lãnh đạo Thành phố đề xuất, cần khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu. Đây là vấn đề rất cấp bách để sớm chuyển đổi công năng Cảng Tiên Sa thành cảng du lịch, theo đó cảng Tiên Sa chỉ tiếp nhận các tàu 5 sao, cỡ lớn đến tham quan Thành phố, phù hợp với quy hoạch phát triển của TP. Đà Nẵng, ngành giao thông vận tải, phục vụ mục tiêu đẩy mạnh và tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội của Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Dự án cảng Liên Chiểu có quy mô 220 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 32.860 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đến năm 2022) có tổng mức đầu tư hơn 7.370 tỷ đồng.
Đánh giá cao sự chủ động của lãnh đạo Thành phố về đề xuất, thúc đẩy đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu thay cho cảng Tiên Sa, Thủ tướng nhất trí cho rằng đây là vấn đề cấp bách, cần thiết bởi thời gian, số lượng ô tô vận chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa đi qua nội thành quá lớn, làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây ùn tắc. Cảng Tiên Sa có sóng giao thoa lớn, đặc biệt là mực nước thấp nên tàu lớn không vào được. Do đó, vai trò của cảng này đối với thành phố động lực của khu vực không thể phát huy được.
Thủ tướng yêu cầu các bộ liên quan và TP. Đà Nẵng có văn bản báo cáo, làm rõ, thống nhất về vấn đề chủ đầu tư dự án và một số thủ tục liên quan khi mà dự án có quy mô hơn 32.000 tỷ đồng nhưng hợp phần mà vốn Nhà nước đầu tư (đê chắn sóng, nạo vét, không phát sinh lợi nhuận) vào khoảng 3.000 tỷ đồng.
Thủ tướng hoan nghênh TP. Đà Nẵng và Bộ Giao thông vận tải đã có chủ trương ngay từ đầu về việc xã hội hóa mạnh mẽ trong xây dựng cảng Liên Chiểu và đến nay, có nhiều doanh nghiệp mong muốn đầu tư vào đây. Thủ tướng đặt vấn đề với dự án này thì Nhà nước cần hỗ trợ gì để nhanh chóng đưa dự án vào triển khai theo quy định và giao TP. Đà Nẵng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các hỗ trợ cụ thể.
Thủ tướng lưu ý công tác quy hoạch dự án phải làm bài bản, cập nhật thông tin mới nhất về phát triển cảng trên thế giới, tránh tư duy cũ, lạc hậu như việc chia các bến cảng quá nhỏ, khiến tàu lớn không thể cập cảng, do mỗi cảng có các chủ đầu tư khác nhau./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 17 đến 23-9-2018)  (24/09/2018)
Ninh Bình mãi tự hào về người con ưu tú - Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (24/09/2018)
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đồng hành và hỗ trợ kinh tế tư nhân  (24/09/2018)
Việt Nam trở thành một nhà tiên phong trong phát triển và sản xuất vắc xin trong số các nước có thu nhập thấp và trung bình  (24/09/2018)
Bắc Ninh: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018  (24/09/2018)
Bắc Ninh: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018  (24/09/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển