Ký quyết định kỷ luật đối với ông Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân
22:11, ngày 08-08-2018
TCCSĐT - Ngày 08-8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành các Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Thứ trưởng Bộ Công an đối với ông Bùi Văn Thành và xóa tư cách Thứ trưởng Bộ Công an giai đoạn 2011 - 2016 đối với ông Trần Việt Tân do có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Thứ trưởng Bộ Công an đối với ông Bùi Văn Thành do có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 823-QĐNS/TW ngày 31-7-2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách Thứ trưởng Bộ Công an giai đoạn 2011 - 2016 đối với ông Trần Việt Tân, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an do có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 822-QĐNS/TW ngày 31-7-2018.
Cũng trong ngày 08-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Tờ trình Chủ tịch nước giáng cấp bậc hàm Thượng tướng xuống Trung tướng đối với ông Trần Việt Tân và giáng cấp bậc hàm từ Trung tướng xuống Đại tá đối với ông Bùi Văn Thành.
Ngân sách Trung ương hỗ trợ các huyện nghèo, thoát nghèo
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 965/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07-3-2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và các huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020.
Ngày 07-3-2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 275/QĐ-TTg phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo thuộc 29 tỉnh trong giai đoạn 2018 - 2020 theo 3 nhóm:
Nhóm 1 gồm 56 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh đang được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP).
Nhóm 2 gồm 29 huyện thuộc 18 tỉnh được xét bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 - 2020.
Nhóm 3 gồm 08 huyện thuộc 06 tỉnh được công nhận thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020.
Quyết định số 275/QĐ-TTg nêu rõ Ngân sách trung ương bảo đảm hỗ trợ thực hiện các cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo (trừ các huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa) và huyện thoát nghèo từ nguồn ngân sách bố trí thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg.
Tỉnh Khánh Hòa bảo đảm từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn để hỗ trợ cho huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh thực hiện các cơ chế, chính sách với định mức tối thiểu như đối với các huyện nghèo theo quy định.
Nay, Quyết định số 965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Ngân sách trung ương bảo đảm hỗ trợ thực hiện các cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo và huyện thoát nghèo từ nguồn ngân sách bố trí thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg.
Bãi bỏ một số văn bản trong lĩnh vực y tế
Thủ tướng ký quyết định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, từ ngày 20-9 tới, 05 Quyết định và 06 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực y tế sẽ bị bãi bỏ do hết hiệu lực pháp luật gồm:
Quyết định số 185/2002/QĐ-TTg ngày 19-02-2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các ủy viên kiêm nhiệm ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10-01-2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22-3-2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Quyết định số 240/2006/QĐ-TTg ngày 25-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn.
Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam.
Quyết định số 42/2013/QĐ-TTg ngày 15-7-2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý thuốc dùng cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15-4-1999 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chỉ thị số 26/2004/CT-TTg ngày 05-7-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg ngày 15-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người.
Chỉ thị số 29/2006/CT-TTg ngày 08-8-2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người.
Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg ngày 06-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW.
Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04-8-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Chuyển mục đích sử dụng đất 2 tỉnh
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hưng Yên.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Bắc Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 51,86 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp; UBND tỉnh Hưng Yên chuyển mục đích sử dụng 34,95 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 2 tỉnh trên chỉ đạo thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13-4-2015 của Chính phủ và ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về điều chỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Thông báo kết luận nêu rõ, việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cần thiết và cấp bách, nhằm định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có tính kết nối cao với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và các kết cấu hạ tầng khác, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng kinh tế và của cả nước.
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương chỉ đạo xây dựng điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cho các giai đoạn đến 2030 gồm từ nay đến 2020, giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn sau năm 2030; trong đó, xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện trong từng giai đoạn (bao gồm cả các dự án ưu tiên thực hiện), chú ý kết hợp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa với phát triển dịch vụ du lịch; riêng giai đoạn sau năm 2030 chỉ đề xuất các nội dung có tính định hướng thực hiện việc nâng cấp các tuyến luồng, hệ thống cảng, bến thủy nội địa... đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông vận tải trên đường thủy nội địa.
Bộ Giao thông Vận tải tính toán kỹ lưỡng về năng lực vận tải đường thủy nội địa của khu vực phía Nam, xác định cụ thể lưu lượng hàng hóa được vận chuyển trên đường thủy nội địa trong số hàng hóa đã được đưa vào, rời các cảng biển trong khu vực.
Trên cơ sở rà soát, bổ sung các nội dung trên, Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với đề xuất tháo gỡ các nút thắt, cản trở hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải tổ chức nghiên cứu, xây dựng phương án xử lý, trong đó tính toán hiệu quả của phương án tháo gỡ các nút thắt, gây cản trở đến hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa của các khu vực miền Bắc, miền Nam; đề xuất phương án đầu tư, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nguồn vốn thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách Thứ trưởng Bộ Công an giai đoạn 2011 - 2016 đối với ông Trần Việt Tân, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an do có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 822-QĐNS/TW ngày 31-7-2018.
Cũng trong ngày 08-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Tờ trình Chủ tịch nước giáng cấp bậc hàm Thượng tướng xuống Trung tướng đối với ông Trần Việt Tân và giáng cấp bậc hàm từ Trung tướng xuống Đại tá đối với ông Bùi Văn Thành.
Ngân sách Trung ương hỗ trợ các huyện nghèo, thoát nghèo
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 965/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07-3-2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và các huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020.
Ngày 07-3-2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 275/QĐ-TTg phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo thuộc 29 tỉnh trong giai đoạn 2018 - 2020 theo 3 nhóm:
Nhóm 1 gồm 56 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh đang được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP).
Nhóm 2 gồm 29 huyện thuộc 18 tỉnh được xét bổ sung vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018 - 2020.
Nhóm 3 gồm 08 huyện thuộc 06 tỉnh được công nhận thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020.
Quyết định số 275/QĐ-TTg nêu rõ Ngân sách trung ương bảo đảm hỗ trợ thực hiện các cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo (trừ các huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa) và huyện thoát nghèo từ nguồn ngân sách bố trí thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg.
Tỉnh Khánh Hòa bảo đảm từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn để hỗ trợ cho huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh thực hiện các cơ chế, chính sách với định mức tối thiểu như đối với các huyện nghèo theo quy định.
Nay, Quyết định số 965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Ngân sách trung ương bảo đảm hỗ trợ thực hiện các cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo và huyện thoát nghèo từ nguồn ngân sách bố trí thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg.
Bãi bỏ một số văn bản trong lĩnh vực y tế
Thủ tướng ký quyết định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, từ ngày 20-9 tới, 05 Quyết định và 06 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực y tế sẽ bị bãi bỏ do hết hiệu lực pháp luật gồm:
Quyết định số 185/2002/QĐ-TTg ngày 19-02-2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các ủy viên kiêm nhiệm ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10-01-2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22-3-2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Quyết định số 240/2006/QĐ-TTg ngày 25-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn.
Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam.
Quyết định số 42/2013/QĐ-TTg ngày 15-7-2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý thuốc dùng cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15-4-1999 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chỉ thị số 26/2004/CT-TTg ngày 05-7-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg ngày 15-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người.
Chỉ thị số 29/2006/CT-TTg ngày 08-8-2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người.
Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg ngày 06-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW.
Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04-8-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Chuyển mục đích sử dụng đất 2 tỉnh
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hưng Yên.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Bắc Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 51,86 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp; UBND tỉnh Hưng Yên chuyển mục đích sử dụng 34,95 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 2 tỉnh trên chỉ đạo thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13-4-2015 của Chính phủ và ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về điều chỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Thông báo kết luận nêu rõ, việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cần thiết và cấp bách, nhằm định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có tính kết nối cao với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và các kết cấu hạ tầng khác, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng kinh tế và của cả nước.
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương chỉ đạo xây dựng điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cho các giai đoạn đến 2030 gồm từ nay đến 2020, giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn sau năm 2030; trong đó, xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện trong từng giai đoạn (bao gồm cả các dự án ưu tiên thực hiện), chú ý kết hợp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa với phát triển dịch vụ du lịch; riêng giai đoạn sau năm 2030 chỉ đề xuất các nội dung có tính định hướng thực hiện việc nâng cấp các tuyến luồng, hệ thống cảng, bến thủy nội địa... đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông vận tải trên đường thủy nội địa.
Bộ Giao thông Vận tải tính toán kỹ lưỡng về năng lực vận tải đường thủy nội địa của khu vực phía Nam, xác định cụ thể lưu lượng hàng hóa được vận chuyển trên đường thủy nội địa trong số hàng hóa đã được đưa vào, rời các cảng biển trong khu vực.
Trên cơ sở rà soát, bổ sung các nội dung trên, Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với đề xuất tháo gỡ các nút thắt, cản trở hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải tổ chức nghiên cứu, xây dựng phương án xử lý, trong đó tính toán hiệu quả của phương án tháo gỡ các nút thắt, gây cản trở đến hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa của các khu vực miền Bắc, miền Nam; đề xuất phương án đầu tư, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nguồn vốn thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Quảng Ninh phát huy sức mạnh khối Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội  (08/08/2018)
Đưa chế biến gỗ và lâm sản trở thành một ngành sản xuất mũi nhọn  (08/08/2018)
Doanh nhân cựu chiến binh tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội  (08/08/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 30-7 đến 05-8-2018)  (08/08/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên