Bộ trưởng Ngoại giao và Tôn giáo Argentina thăm chính thức Việt Nam
22:51, ngày 30-07-2018
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao và Tôn giáo nước Cộng hòa Argentina Jorge Faurie thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28 đến 31-7.
Tại cuộc hội đàm sáng 30-7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Jorge Faurie nhất trí đánh giá mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Argentina 45 năm qua phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực: quan hệ chính trị ngày càng gắn bó và tin cậy thể hiện qua kết quả các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; trao đổi thương mại song phương ngày càng gia tăng, đạt hơn 3 tỷ USD trong năm 2017, tăng gấp 10 lần trong một thập kỷ qua.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cảm ơn phía Argentina đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021; hoan nghênh việc Argentina ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Argentina nhanh chóng triển khai các thủ tục mở cửa thị trường đối với các loại hoa quả của Việt Nam, như vải, thanh long, nhãn, xoài...
Bộ trưởng Ngoại giao và Tôn giáo Argentina Jorge Faurie cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự đón tiếp trọng thị, chân thành và chu đáo; khẳng định Argentina coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới; mong muốn tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, đặc biệt về kinh tế thương mại và hợp tác kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối doanh nghiệp hai nước, từng bước cân bằng cán cân thương mại song phương.
Hai bên nhất trí cần tiếp tục duy trì và tăng cường trao đổi các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, các bộ, ngành; triển khai hiệu quả cơ chế Ủy ban liên Chính phủ và cơ chế Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao; thúc đẩy đàm phán, ký kết và đưa vào triển khai hiệu quả một số văn kiện hợp tác song phương quan trọng; thúc đẩy các chương trình hợp tác cụ thể về nông nghiệp, dược phẩm, công nghiệp chế biến/chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, an ninh-quốc phòng, du lịch...
Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương.
Tại cuộc hội đàm, hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Trong ngày 30-7, Bộ trưởng Ngoại giao và Tôn giáo Argentina đã có các cuộc gặp làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, cùng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc Hội thảo Khu vực về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực nông-công nghiệp tại Hà Nội./.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cảm ơn phía Argentina đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021; hoan nghênh việc Argentina ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Argentina nhanh chóng triển khai các thủ tục mở cửa thị trường đối với các loại hoa quả của Việt Nam, như vải, thanh long, nhãn, xoài...
Bộ trưởng Ngoại giao và Tôn giáo Argentina Jorge Faurie cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự đón tiếp trọng thị, chân thành và chu đáo; khẳng định Argentina coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới; mong muốn tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, đặc biệt về kinh tế thương mại và hợp tác kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối doanh nghiệp hai nước, từng bước cân bằng cán cân thương mại song phương.
Hai bên nhất trí cần tiếp tục duy trì và tăng cường trao đổi các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, các bộ, ngành; triển khai hiệu quả cơ chế Ủy ban liên Chính phủ và cơ chế Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao; thúc đẩy đàm phán, ký kết và đưa vào triển khai hiệu quả một số văn kiện hợp tác song phương quan trọng; thúc đẩy các chương trình hợp tác cụ thể về nông nghiệp, dược phẩm, công nghiệp chế biến/chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, an ninh-quốc phòng, du lịch...
Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương.
Tại cuộc hội đàm, hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Trong ngày 30-7, Bộ trưởng Ngoại giao và Tôn giáo Argentina đã có các cuộc gặp làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, cùng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc Hội thảo Khu vực về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực nông-công nghiệp tại Hà Nội./.
Chủ tịch nước gửi điện thăm hỏi về tình hình trận lụt ở Ấn Độ  (30/07/2018)
Đưa du lịch Đà Lạt trở thành một biểu tượng của văn hóa Đông - Tây  (30/07/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến 29-7-2018)  (30/07/2018)
Đưa nông nghiệp Việt Nam vào top 15 nước phát triển nhất thế giới  (30/07/2018)
Triển khai 3 nội dung liên quan đến Cách mạng công nghiệp lần 4  (30/07/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 23 đến 29-7-2018  (30/07/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên