Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc
Thủ tướng cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Song Young-moo sẽ góp phần hiện thực hóa kết quả đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam tháng 3-2018 của Tổng thống Hàn Quốc. Trong hơn 25 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và nhất là khi thiết lập quan hệ "Đối tác hợp tác chiến lược" năm 2009, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng và thực chất, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư. Hàn Quốc đã trở thành đối tác đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
Hoan nghênh kết quả hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Hàn Quốc vào sáng nay, Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác thời gian qua giữa hai Bộ Quốc phòng. Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Bộ Quốc phòng hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả, góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn nội hàm của quan hệ "Đối tác hợp tác chiến lược".
Cho rằng sẽ nỗ lực hết mình phát triển quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, Bộ trưởng Song Young-moo khẳng định quan điểm của Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong “Chính sách hướng Nam mới” của mình. Nhấn mạnh việc lãnh đạo hai nước nhất trí nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2020, Bộ trưởng cho rằng, hợp tác quốc phòng sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế. Và tại cuộc hội đàm sáng nay, hai bên đã nhất trí nhiều biện pháp tăng cường quan hệ đối tác Việt Nam-Hàn Quốc, hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về văn hóa.
Bộ trưởng đánh giá cao quan điểm của Việt Nam về vấn đề bán đảo Triều Tiên, đồng thời nêu rõ Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông, ví đây như tuyến cao tốc kết nối các quốc gia. Phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc là qua tuyến hàng hải này. Bộ trưởng khẳng định luôn mở kênh đối thoại thường xuyên với phía Việt Nam và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
Ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng Song Young-moo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh nỗ lực của Hàn Quốc trong thúc đẩy đối thoại và giải quyết hòa bình về vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Việt Nam cũng hoan nghênh "Chính sách hướng Nam mới" của Chính phủ Hàn Quốc trong đó coi Việt Nam là đối tác trọng tâm và Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò tích cực thúc đẩy quan hệ ASEAN-Hàn Quốc. Thủ tướng mong muốn Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong việc xây dựng Biển Đông là khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị, tuân thủ luật pháp quốc tế và tự do hàng không, hàng hải.
Thủ tướng đánh giá cao việc Bộ Quốc phòng hai nước ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng tới năm 2030; đề nghị hai bên cần có biện pháp để thúc đẩy triển khai có hiệu quả Tuyên bố này, trong đó đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác công nghiệp quốc phòng và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy triển khai hợp tác ODA cho các dự án khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam; trao đổi kinh nghiệm tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và phối hợp, ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Công ty Tân Thuận  (04/06/2018)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada  (04/06/2018)
Sửa quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ  (04/06/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-5 đến 03-6-2018)  (04/06/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 28-5 đến ngày 03-6-2018  (04/06/2018)
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn Quốc hội  (04/06/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên